Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Ia Đrăng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tnguyen4321 (thảo luận | đóng góp)
Tnguyen4321 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 130:
Suốt ngày 15, Mỹ cho nhiều lần máy bay hạ cánh xuống lấy xác lính Mỹ nhưng đều bị súng cối bắn nên không dám đỗ xuống. 17 giờ 30 phút ngày 15 tháng 11, Mỹ đổ hai đại đội xuống để chiếm lại trận địa và thu dọn xác chết, bị súng cối bắn cháy thêm hai chiếc trực thăng.
 
Trận tập kích lần thứ hai của tiểu đoàn 7 diễn ra đêm 15 rạng ngày 16 tháng 11. Tiểu đoàn 7 còn Đại đội 3 và hai khẩu súng cối 82mm chưa tham gia chiến đấu. Căn cứ vào tình hình quân Mỹ cụm lại, cấp trên quyết định dùng lực lượng này và tăng cường thêm Trung đội 1 của Đại đội 1 (đánh bám địch) và hai khẩu súng cối 82&nbsp;mm tổ chức trận tập kích ngay trong đêm 15. Tuy nhiên lần này quân Mỹ đã tổ chức bố phòng vững chắc hơn nhiều so với đêm trước và liên tục gọi pháo binh bắn phá dữ dội để yểm trợ nên [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] phải nhanh chóng chấm dứt tập kích sau khi chỉ khiến 6 lính Mỹ bị thương.<ref>Merle L. Pribbenow Military Review – January-February 2001</ref>
 
Phía Mỹ-VNCH cho rằng tại chiến trường bãi đáp X-Ray, phía [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] không còn súng cao xạ và pháo kích nên phải sử dụng đến chiến thuật "biển người"<ref>Vinh Loc, trang 90: ''The enemy has lost nearly all their heavy crew-served weapons during the first phase... Their tactics relied mostly on the "human waves"''</ref>. Tuy nhiên, trên thực tế [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] không hề sử dụng chiến thuật "biển người". Do việc chiếm lĩnh trận địa trước nên một ổ phục kích có thể tiêu diệt nhiều đám quân Mỹ khác nhau, đồng thời các ổ phục kích cũng có thể hỗ trợ nhau. Mặc dù quân số của Mỹ-VNCH đông hơn nhưng nếu xét về tỷ lệ QGP-Mỹ ở từng cứ điểm thì QGP lại đông hơn do họ đã xé lẻ lực lượng đổ bộ của Mỹ-VNCH. Điều này khiến Mỹ-VNCH lầm tưởng QGP dùng chiến thuật biển người.{{cần dẫn nguồn}}