Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phụng Dương Công chúa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 3:
 
== Tiểu sử ==
Theo ''"Phụng Dương công chúa thần đạo bi"'', một trong những thông tin cổ duy nhất còn sót lại về lai lịch công chúa, thì bà là con gái của Tướng quốc Thái sư [[Trần Thủ Độ]] và [[Tuệ Chân phu nhân]] (không rõ lai lịch). Văn bia không hề ghi rõ tên bà là gì. Từ nhỏ, bà đã nổi tiếng thông minh và rất mực hiền hậu. Bà được Thái Tông hoàng đế [[Trần Thái Tông|Trần Cảnh]] đem về cung nhận làm con nuôi, cho phong hiệu '''Phụng Dương công chúa'''. Từ đó Phụng Dương sống trong hoàng cung như một [[công chúa]]. Khi trưởng thành, bà được gả cho Thượng tướng Thái sư Chiêu Minh vương [[Trần Quang Khải]] với nghi lễ dành cho [[hoàng nữ]].
 
Từ nhỏ, Phụng Dương đã nổi tiếng thông minh và rất mực hiền hậu. Bà được Thái Tông hoàng đế [[Trần Thái Tông|Trần Cảnh]] đem về cung nhận làm con nuôi, cho phong hiệu '''Phụng Dương công chúa'''. Từ đó Phụng Dương sống trong hoàng cung như một [[công chúa]]. Khi trưởng thành, bà được gả cho Thượng tướng Thái sư Chiêu Minh vương [[Trần Quang Khải]] với nghi lễ dành cho [[hoàng nữ]].
 
Nhưng khi đó, Chiêu Minh vương Trần Quang Khải lại đang say mê một người [[thiếp]] nên lạnh nhạt với bà. Biết chuyện, Trần Thủ Độ và Tuệ Chân phu nhân từng nổi giận và tính bề đòi bà về lại nhà, nhưng bà kiêng quyết từ chối vì cho rằng đó là đạo vợ chồng. Đương khi ấy, Chiêu Minh vương Trần Quang Khải có nhiều thê thiếp, nhưng danh nghĩa chỉ có Phụng Dương công chúa là chính thất. Theo văn bia ghi nhận, Phụng Dương công chúa đối xử với các thê thiếp của rất sức bao dung. Bà cũng quán xuyến công việc, quản lý tiền bạc cho chồng khiến Trần Quang Khải hết sức hài lòng. Cùng với [[Linh Từ Quốc mẫu]], bà là một phụ nữ quý tộc tiêu biểu của nhà Trần và được các sử gia ghi chép lại.