Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phổ chính trị”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
 
[[Khoa học chính trị|Các nhà khoa học chính trị]] thường xuyên lưu ý rằng để mô tả các biến thể đang tồn tại của các tư tưởng chính trị thì chỉ duy nhất một trục tả-hữu là không đủ, và thường phải sử dụng thêm nhiều trục khác. Mặc dù những từ ngữ mô tả các cực đối lập có thể khác nhau thì thường trong các phổ song trục phổ biến, các trục được chia theo 2 chiều: các vấn đề văn hóa xã hội và các vấn đề kinh tế, mỗi chiều gồm một cực là một dạng của [[chủ nghĩa cá nhân]] (hay chính quyền của tự do cá nhân) và một cực là một dạng của [[chủ nghĩa cộng đồng]] (hay chính phủ của sự ổn định cộng đồng). Trong bối cảnh này, phe tả đương đại Mỹ thương được coi là người theo [[chủ nghĩa cá nhân]] (hay [[chủ nghĩa tự do cá nhân]]) ở các vấn đề văn hóa xã hội và là người theo [[chủ nghĩa cộng đồng]] ở các vấn đề kinh tế, trong khi phe hữu hiện nay ở Mỹ thường được coi là những người theo chủ nghĩa cộng đồng ở vấn đề văn hóa xã hội và theo chủ nghĩa cá nhân (hay tự do cá nhân) ở vấn đề kinh tế.
 
== Những diễn giải tiêu biểu ==
Sự đối lập tả-hữu thường được hiểu qua những tương phản được mô tả dưới đây:
 
===Bình đẳng - Ưu tú===
Bắt đầu từ định đề bình đẳng (Egalité) của Cách mạng Pháp khuynh hướng chính trị bình đẳng là chủ yếu được phe tả xem là việc hiển nhiên. Họ chống lại các điều kiện làm thiệt thòi các nhóm dân cư nhất định. Ban đầu đó là các tầng lớp yếu kém về vật chất (tầng lớp lao động), nhưng sau đó cũng được áp dụng cho các thiểu số tôn giáo hay sắc tộc, phụ nữ, người già, người tàn tật, người đồng tính và các nhóm khác. Cuộc đấu tranh cho bình đẳng về chính trị và xã hội được phe tả xem như một phần của nỗ lực tiến tới tiến bộ không chỉ cho sự bình đẳng mà còn cho tự do. Do đó, khái niệm về sự giải thoát như một định danh cho giải phóng và tự quyết của các nhóm thiệt thòi là một điểm tham chiếu quan trọng được cho là việc hiển nhiên của các nhóm và tổ chức cánh tả.
 
Cánh hữu biện minh cho sự cần thiết của một sự bất bình đẳng nhiều hay ít. Những lý do cho điều này được cho là có trong bản chất của con người (tài năng, khả năng), hoặc sự bất bình đẳng là do trù tính tiện ích xã hội (khuyến khích những nỗ lực). Trong bối cảnh này, sự hình thành của giới tinh hoa được ủng hộ, từ đó tuyển chọn các cá nhân lãnh đạo các tổ chức xã hội quan trọng (chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế). Ngược lại, khái niệm bình đẳng của phe tả được coi là "làm cho mọi người như nhau" và bị từ khước vì xem đó là sự can thiệp vào các quyền tự do cá nhân và các cơ hội phát triển hoặc trật tự xã hội có sẵn.
 
Trong chế độ dân chủ sau khi được bình đẳng về chính trị, phân phối của cải xã hội là trung tâm của các cuộc tranh luận về cách tiếp cận bình đẳng hoặc chống bình đẳng. Sự khác biệt này ở thu nhập (phân phối chính) với lý do là có sự khác biệt về "năng khiếu" và "hiệu suất" của các cá nhân. Câu hỏi về gánh nặng thuế thu nhập tùy thuộc vào mức lương một cách "hợp lý" (phân phối thứ cấp) là một vấn đề tranh cãi quan trọng hơn trong các cuộc tranh luận chính trị, vì đánh thuế là việc tiếp cận trực tiếp của pháp luật.
 
Đối xử không công bằng một cách tùy tiện (phân biệt đối xử) trên cơ sở của ngôn ngữ, giới tính, sắc tộc, nguồn gốc, tôn giáo, quan điểm chính trị bị các chế độ pháp quyền dân chủ coi rẻ. Tuy nhiên, nó là một đề tài tranh cãi, đến mức độ nào nhà nước nên có biện pháp để bù đắp cho những người bị thiệt thòi và cái cách nhà nước chống phân biệt đối xử trong lĩnh vực xã hội. Qua đó có sự phân biệt giữa bình đẳng và công bằng. Một phần của cánh tả hiện nay cho là việc thực thi các biện pháp công bằng xã hội là hợp lý, được thiết kế với những đối xử không công bằng để cải thiện tình trạng của các nhóm xã hội yếu thế ( "đảo ngược phân biệt đối xử").
 
==Chú thích==