Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phổ chính trị”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 17:
 
Đối xử không công bằng một cách tùy tiện (phân biệt đối xử) trên cơ sở của ngôn ngữ, giới tính, sắc tộc, nguồn gốc, tôn giáo, quan điểm chính trị bị các chế độ pháp quyền dân chủ coi rẻ. Tuy nhiên, nó là một đề tài tranh cãi, đến mức độ nào nhà nước nên có biện pháp để bù đắp cho những người bị thiệt thòi và cái cách nhà nước chống phân biệt đối xử trong lĩnh vực xã hội. Qua đó có sự phân biệt giữa bình đẳng và công bằng. Một phần của cánh tả hiện nay cho là việc thực thi các biện pháp công bằng xã hội là hợp lý, được thiết kế với những đối xử không công bằng để cải thiện tình trạng của các nhóm xã hội yếu thế ( "đảo ngược phân biệt đối xử").
 
=== Cấp tiến – Bảo thủ ===
Trong những ngày đầu của nền dân chủ phương Tây, đặc biệt là trong thế kỷ 19, cánh tả cố gắng chủ yếu cải thiện điều kiện sống của các tầng lớp thấp, đặc biệt là những người lao động, việc thực thi các quyền con người và do đó một đổi mới liên tục của xã hội. Các tả chủ trương, cho những điều đó là tiến bộ xã hội. Cánh hữu thì ngược lại, muốn duy trì hiện trạng về điều kiện chính trị và kinh tế và cho đó là chuẩn mực xã hội truyền thống.
 
Ngày nay, nhiều diễn biến làm phức tạp việc phân loại đối với các thuật ngữ bảo thủ / cấp tiến: Trong các nền dân chủ phương Tây sau năm 1945 chính các đảng phái cánh hữu phát triển các khái niệm chương trình tiến bộ độc lập và đại diện cho chính sách riêng của mình, để hiện đại hoá kỹ thuật và xã hội. Trong khi đó, giữa các tổ chức cánh tả có sự tranh cãi, đối với họ thế nào là quan điểm và biện pháp "tiến bộ". Hơn nữa, có những thành phần ý thức hệ "bảo vệ những thành tựu tiến bộ", có thể được coi là một phiên bản cánh tả của việc tiếp cận tư duy bảo thủ.
 
==Chú thích==