Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ôn Đình Quân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 23:
Ôn Đình Quân không rõ năm sinh, là người đất Kỳ, phủ Thái Nguyên (nay là [[huyện Kỳ]], tỉnh [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây)]], là cháu nội của [[Ôn Ngạn Bác]] (溫彥博), tể tướng triều [[Đường Cao Tông]].
 
Ông thông minh, giỏi văn thơ, [[âm nhạc]]. Tương truyền, mỗi lần làm văn, Ông Đình Quân xoa tréo tay 8 lần thì được 8 vận, nên người đời gọi ông là '''Ôn Bát Xoa''' (温八叉). Về âm nhạc, ông đánh trống, đánh đàn [[tỳ bà]], thổi [[kèn]], thổi [[địch]],...đều giỏi</ref>theo [[Dịch Quân Tả]], tr. 505)</ref>. Thế nhưng dung mạo xấu xí, còn gọi '''Ôn Chung Quỳ''' (溫鐘馗). Thế nhưng ông lại có tính phóng đãn, hay thường cùng bọn con em vô lại các nhà quý tộc ra vào nơi ca lâu, rượu chè, bài bạc, say đắm nữ sắc, vì thế bị các sĩ đại phu đương thời khinh rẻ, suốt đời không đỗ được ''[[tiến sĩ]]''<ref>Theo ''Lịch sử văn học Trung Quốc'' (Tập 2, tr. 264)</ref>. Đề cập đến điều này, Dịch Quân Tả viết: ''"Vào trường thi, ông cậy mình mẫn tiệp, thường gà dùm bài dùm người khác. Các quan giám khảo biết được, tỏ vẻ không bằng lòng. Có lẽ đây là một trong số nguyên nhân khiến ông thi hỏng chăng?"'' (tr. 506).
 
Có một thời, ông hay lui tới nhà quan tướng quốc [[Lệnh Hồ Đào]] (con [[Lệnh Hồ Sở]]), nhưng sau vì việc riêng, Hồ Đào đâm ra ghét ông. Đó là vì, Lệnh Hồ Đào biết [[Đường Huyền Tông]] ưa thích lối từ ''"Bồ tát man"'', nên thường nhờ ông làm giúp để dâng lên Hoàng đế, và cấm không cho ông tiết lộ việc này. Nhưng vì tính bộc trực, ông không giữ miệng được. Vì thế, ông bị Lệnh Hồ Đào ghét bỏ<ref>Theo Dịch Quân Tả, tr. 506</ref>. Đến khi người ông quen là [[Từ Thương]] đi trấn giữ [[Tương Dương]], ông được theo làm tuần quan, nhưng rồi vì bất đắc chí, ông xin thôi chức để sống đời phiêu lãng. Mãi đến khi tuổi đã cao, đời [[Đường Tuyên Tông]], ông mới nhận làm chức úy ở [[Phương Thành]], rồi đổi sang [[huyện Tùy]].