Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Thái Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
đầu
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 152:
Tống Thái Tổ làm vua được 16 năm, ông đã dốc toàn lực thống nhất đất nước, kết thúc thời rối loạn và chia cắt của thời kỳ [[Ngũ Đại Thập Quốc|Ngũ đại Thập quốc]], giải quyết một cách triệt để tình thế hỗn loạn, phiên trấn loạn chính từ cuối [[nhà Đường|đời Đường]]. Ông còn tăng cường chế độ tập quyền trung ương, đây là sự cống hiến to lớn của ông đối với [[lịch sử]]. Nền chính trị của [[Nhà Tống|Bắc Tống]] ổn định, thúc đẩy sự cải cách về phương thức chiếm hữu [[ruộng đất]] và phương thức bóc lột từ thời kỳ giữa [[nhà Đường]] trở lại, làm cho sự phát triển của [[kinh tế]] và [[văn hóa]] [[phong kiến]] vượt lên một tầng bậc mới.
 
Nhưng cái gì cũng có tính hai mặt. Tống Thái Tổ đã không lường trước được rằng, hàng loạt những biện pháp tập trung quyền lực về quân đội và chính trị, tăng cường quyền lực Hoàng đế, làm yếu quân đội, chính quyền quan liêu hóa, đã dẫn đến việc làm cho [[Nhà Tống|Bắc Tống]] nghèogiàu nànmà không mạnh, yếucơ bản về sau khi thu phục Bắc Hán thì từ từ mất khả năng tác chiến hay phòng dầnngự, tướng không biết lính, lính không quen tướng, chẳng còn sức chiến đấu. Cơ cấu quan liêu chồng chất, cản trở lẫn nhau, hiệu quả làm việc rất thấp. Bắc Tống thường xuyên rơi vào tình thế bị tiến công từ các láng giềng như Liêu, [[Tây Hạ]]. Khi Liêu bị diệt thì [[nhà Kim|Kim]] thay Liêu còn mạnh hơn, cuối cùng Bắc Tống nước mất nhà tan, hai hoàng đế [[Tống Huy Tông|Huy Tông]] và [[Tống Khâm Tông|Khâm Tông]] trở thành hai vị vua mất nước.
 
Nhà vua muốn thay thế võ tướng nên trọng dụng các thành viên tôn thất, cho em là Triệu Quang Nghĩa cai quản kinh đô và phủ Khai Phong, cuối cùng thì bị em hại để cướp ngôi. Các con ông cũng bị bí mật ám hại để đảm bảo cho ngai vàng của người em. Triệu Quang Nghĩa về sau rút được bài học của anh, cấm không cho tôn thất can chính, lại chèn ép em trai là [[Triệu Đình Mỹ]] tới chết. Triệu Quang Nghĩa còn hạ lệnh con cháu không được rời kinh thành để dễ khống chế, nhưng vào loạn [[Tĩnh Khang]] toàn bộ hoàng thất nhà Tống dòng Thái Tông đều bị bắt hết, may có [[Triệu Cấu]] ở ngoài nên vẫn giữ được ngôi vua. Nhưng Triệu Cấu không con, ngôi vua cuối cùng được trả về cho dòng Thái Tổ.