Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tổ chức Nghiên cứu thiên văn châu Âu tại Nam Bán cầu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{Infobox Organization
|name=Đài thiên văn Nam Châu Âu
|name=Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam
|caption = Vươn tới tầm cao mới trong thiên văn
|image = 459px-European Southern Observatory logo svg.png
|size = 100px
|type = [[Tổ chức Liên chính phủ ]]
|purpose = Tổ chức nghiên cứu [[thiên văn học]]
|headquarters = [[Garching bei München|Garching, Đức]]
Dòng 17:
}}
 
'''Đài thiên văn Nam Châu Âu''' ([[tiếng Anh]]: ''European Southern Observatory'' (ESO), [[tiếng Pháp]]: ''Observatoire européen austral''), tên chức thức là '''Tổ chức Nghiên cứu thiên văn châu Âu tại Nam bánBán cầu''' ([[tiếng Anh]]: ''European Organization for Astronomical Research in the Southern Hemisphere'', [[tiếng Pháp]]: ''Organisation Européenne pour des Recherches Astronomiques dans l'Hémisphere Austral'') là một tổ chức nghiên cứu liên chính phủ về [[thiên văn học]], kết hợp từ mười bốn nước thuộc [[châu Âu]] và Brasil (2010). Được thành lập năm 1962 với mục đích cung cấp những cơ sở tiên tiến nhất và khả năng quan sát bầu trời ở bánNam cầuBán namcầu cho các nhà thiên văn châu Âu. Tổ chức này nổi tiếng với những [[đài thiên văn]] và điều hành những [[kính viễn vọng|kính thiên văn]] lớn nhất, công nghệ hiện đại nhất trên thế giới; như [[Kính thiên văn công nghệ mới]] (NTT), đây là kính tiên phong áp dụng công nghệ [[quang học chủ động]], và [[very Large Telescope|kính thiên văn rất lớn]] - VLT (Very Large Telescope), gồm bốn kính đường kính 8 m và bốn kính phụ đường kính 1,8 m.
 
Nhiều cơ sở quan sát của tổ chức đã đóng góp những khám phá thiên văn quan trọng, cũng như thực hiện một vài [[danh lục thiên văn học]]. Một trong những khám phá gần đây đó là sự khám phá ra vụ [[bùng phát tia gamma]] xa nhất và chứng cứ cho một [[lỗ đen]] tại trung tâm của [[thiên hà]] chúng ta, dải [[Ngân Hà]]. Năm 2004, kính VLT đã cho phép các nhà thiên văn học chụp được bức ảnh trực tiếp đầu tiên về một [[hành tinh ngoài hệ Mặt Trời|hành tinh ngoại hệ]] [[2M1207b]], nó quay xung quanh [[sao lùn nâu|lùn nâu]] cách [[Mặt Trời]] 173 [[năm ánh sáng]]. Nhờ phổ kế HARPS mà tổ chức đã phát hiện ra nhiều [[hành tinh ngoài hệ Mặt Trời|hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời]], bao gồm một hành tinh với khối lượng khoảng 5 lần [[khối lượng Trái Đất]], [[Gliese 581c]]. Kính VLT cũng đã quan sát thấy một trong những thiên hà xa nhất [[thiên hà Abell 1835 IR1916|Abell 1835 IR1916]] đồng thời cung cấp thêm bằng chứng về thiên hà xa nhất cho tới tháng 11/2010, thiên hà [[UDFy-38135539]].
Dòng 23:
== Các cơ sở ==
[[Tập tin:ESO Headquarters.jpg|nhỏ|Trụ sở ESO ở Garching, Đức]]
Mọi cơ sở quan sát của tổ chức đều nằm ở [[Chile]] (do mục đích nghiên cứu bầu trời nam[[Nam bánBán cầu]] và điều kiện khí quyển thuận lợi ở [[hoang mạc Atacama|sa mạc Atacama]], một nơi lý tưởng cho quan sát thiên văn), trong khi trụ sở chính lại đặt tại [[Garching bei München|Garching]] gần [[München|Munich]], [[Đức]]. ESO điều hành ba [[đài quan sát]] chính ở [[hoang mạc Atacama|sa mạc Atacama]] của Chile, một trong những nơi khô cằn nhất trên [[Trái Đất]]:<ref name="About ESO">[http://www.eso.org/public/about-eso/esoglance.html ESO at a Glance]</ref>
 
* [[Đài quan sát La Silla]]
Dòng 31:
Một trong những dự án đầy tham vọng của ESO là [[Kính thiên văn cực lớn châu Âu]] (E-ELT), một kính thiên văn đường kính 39 [[mét|m]] dựa trên thiết kế 5-gương, tiếp nối khái niệm về kính thiên văn khổng lồ (Overwhelmingly Large Telescope) (OWL). Khi hoàn thành, kính E-ELT sẽ là kính thiên văn quang học/gần hồng ngoại lớn nhất trên thế giới. ESO đã khởi động giai đoạn thiết kế kính năm 2006 với dự định bắt đầu xây dựng vào năm 2011. E-ELT có thể hoàn thành vào năm 2018.<ref name="About ESO"/>
 
Hàng năm, có khoảng 2000 đề xuất sử dụng các kính thiên văn của ESO vào quan sát các vị trí trên bầu trời bánNam cầuBán namcầu, số lượng đề xuất cao gấp 4 đến 6 lần số ban đêm trong năm. ESO cũng là một trong các tổ chức đài quan sát hoạt động hiệu quả trên thế giới, với các kết quả hàng năm nằm trong nhiều các ấn bản phản biện ngang hàng: chỉ trong năm 2009, hơnn 650 bài báo đã trích dẫn những dữ liệu nghiên cứu từ ESO được xuất bản.<ref name="About ESO"/>
 
Những cỗ máy khoa học của ESO tạo ra lượng lớn dữ liệu khoa học với tỉ lệ cao trong một ngày. Chúng được lưu ở Cơ sở dữ liệu khoa học ở trụ sở của ESO. Dữ liệu này hiện tại bao gồm hơn 1,5 triệu hình ảnh hay phổ của các thiên thể với dung lượng lên tới 65 terabyte (65.000.000.000.000 bytes).<ref name="About ESO"/>
Dòng 75:
[[Tập tin:Paranal platform.jpg|nhỏ|Các kính thiên văn VLT]]
[[Tập tin:The VLT´s Laser Guide Star.jpg|nhỏ|Laser định hướng của VLT]]
[[Tập tin:360-degree Panorama of the Southern Sky.jpg|nhỏ|Ảnh Panorama 360 độ của bầu trời bánNam cầuBán namcầu.]]
Cơ sở chính tại Paranal là [[Very Large Telescope|Kính thiên văn rất lớn]] (VLT), cơ sở chủ đạo của các đài quan sát châu Âu mặt đất trong buổi đầu của thiên niên kỷ thứ ba.<ref name="VLT"/> Đây là một trong những kính thiên văn quang học tiên tiến nhất thế giới, bao gồm bốn kính gần như giống nhau có đường kính 8,2 m; mỗi kính được gắn hai hoặc ba thiết bị, giúp cho mỗi kính thiên văn linh hoạt được mục tiêu nghiên cứu.<ref name="VLT"/> Các kính có tên gọi lần lượt là Antu, Kueyen, Melipal và Yepun; chúng có thể hoạt động cùng với nhau, thành một nhóm hai hoặc ba (với trợ giúp của các kính thiên văn phụ 1,8 m), tạo thành một ''giao thoa kế'' khổng lồ, gọi là Giao thoa kế kính thiên văn rất lớn ESO (VLTI), cho phép các nhà thiên văn học nhìn thấy được các chi tiết nhỏ gấp 25 lần so với khi quan sát bằng các kính đơn lẻ.<ref name="VLT"/> Chùm tia sáng được kết hợp trong VLTI nhờ sử dụng một hệ gương phức tạp đặt trong đường hầm dưới mặt đất sao cho đường đi của các tia sáng phải bằng nhau với sai số nhỏ hơn 1/1000&nbsp;mm trên 100 mét. Với độ chính xác này, VLTI có thể tái dựng lại hình ảnh với độ phân giải góc cỡ miligiây cung, tương đương với khả năng phân biệt được 2 ngọn đèn phía trước xe hơi khi chiếc xe đặt trên [[Mặt Trăng]].<ref name="VLT">[http://www.eso.org/public/teles-instr/vlt.html The Very Large Telescope]</ref>
 
Dòng 114:
* Cosmic Background Imager (CBI)
 
ESO điều hành kính Atacama Pathfinder Experiment, APEX, trong sự hợp tác với [[Viện thiên văn vô tuyến Max Planck]] (ở [[Bonn]], [[Đức]]) và đài quan sát không gian Onsala (ở [[Onsala]], [[Thụy Điển]]). APEX là kính thiên văn vô tuyến dưới milimét có đường kính lớn nhất hoạt động ở bánNam cầuBán namcầu.<ref>[http://www.eso.org/public/teles-instr/apex.html APEX telescope]</ref> Nó có thể dùng làm kính thử nghiệm cho ALMA, Atacama Large Millimeter Array, một mảng kính thiên văn vô tuyến giao thoa của ESO, cùng với các đối tác khác trên thế giới, hiện tại đang được xây dựng và thử nghiệm ở cao nguyên Chajnantor.<ref name="ALMA"/> APEX là một kính dựa trên nguyên mẫu của ăngten ALMA, đã được thay đổi để hoạt động như là một [[kính thiên văn vô tuyến]] dưới milimét riêng rẽ.
 
ALMA sẽ là sự thiết kế cách mạng về giao thoa kế thiên văn học, bao gồm 66 ăngten chính xác cao, hoạt động ở bước sóng 0,3&nbsp;mm đến 9,6&nbsp;mm. Mảng chính của nó gồm 50 ăngten đường kính 12 m, hoạt động cùng nhau tạo thành một [[giao thoa kế]]. Ngoài ra còn có một mảng bốn kính 12&nbsp;mm và mười hai kính đường kính 7 m. Các ăngten sẽ trải rộng trên cao nguyên sa mạc với khoảng cách từ 150 m đến 16&nbsp;km, mang lại khả năng thay đổi độ phóng đại của ALMA.<ref name="ALMA"/> Nó sẽ cho phép khám phá Vũ trụ ở bước sóng milimét và dưới milimét với độ nhạy và phân giải chưa từng có, cao gấp 10 lần [http://www.spacetelescope.org/ kính không gian Hubble], và bổ sung cho hình ảnh thu được từ giao thoa kế VLT. [http://www.eso.org/public/videos/eso0935e/ Video về xe vận chuyển kính ALMA] cho thấy cách di chuyển của kính.
 
== Lịch sử ==
Vào ngày 21 tháng 6 năm 1953, ý tưởng về một Đài quan sát châu Âu chung đã được thảo luận lần đầu tiên tại hội nghị Groningen ở [[Hà Lan]]. Ngày 26 tháng 1 năm 1954 một hiệp ước về ESO đã được lãnh đạo các nhà thiên văn ở sáu nước Chấu Âu biểu thị mong muốn có một đài quan sát của châu Âu được thiết lập ở bánNam cầuBán namcầu. Ngày 5 tháng 10 năm 1962, [[Bỉ]], [[Đức]], [[Hà Lan]], [[Pháp]] và [[Thụy Điển]] ký vào công ước Chấu ÂU và bắt đầu từ ngày 1 tháng 12 năm 1962 Otto Heckmann trở thành tổng giám đốc của ESO, người đầu tiên trong số [http://www.eso.org/public/about-eso/dg-office/previous-dg.html 7 tổng giám đốc ESO] cho tới ngày nay. Về toàn bộ lịch sử của ESO, xem tại trang [http://www.eso.org/public/about-eso/timeline.html ESO Timeline].
 
== Các nước thành viên ==