Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người Hoa (Việt Nam)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ti Duy (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Ti Duy (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 128:
 
===Ẩm thực===
Về ẩm thực, có thể thấy người Hoa đã có sự giao lưu rất lớn với nền ẩm thực bản địa Việt Nam. Một số ý kiến cho rằng món "ngưu nhục phấn" (tiếng Quảng Đông: ngầu dục phẳn) của người Hoa sinh sống ở Hà Nội đầu thế kỷ 20, vốn làm từ sợi bánh gạo nấu với thịt bò hầm, là khởi nguồn để người Việt biến tấu thành món "[[Phở|phở bò]]" quốc hồn quốc túy của Việt Nam {{Cần dẫn nguồn}} , tuy nhiên qua khảo sát từ các nhà chuyên môn thì khẩu vị và cách thức chế biến của hai loại món ăn này cũng có khác nhau về cơ bản. Bên cạnh đó, người Hoa [[Chợ Lớn]] (thành phố Hồ Chí Minh) cũng đã mang theo nền ẩm thực Hoa đến quảng bá ở mảnh đất này từ rất lâu. Các món chiên, xào chảo, chưng, hầm, tiềm,... theo phong cách Hoa đã được người gốc Hoa giới thiệu và đã hòa nhập rất sâu vào nền ẩm thực tại địa phương {{Cần dẫn nguồn}}. Ở chiều ngược lại, những sản vật đặc thù tại địa phương đã được thêm vào các thành phần nguyên liệu chế biến món ăn, thay thế cho các thành phần nguyên liệu vốn cần để chế biến món ăn đó mà ở địa phương lại không có. Do đó, một món ăn "cơm xào thập cẩm" của người Việt gốc Hoa tại Việt Nam sẽ có thể rất khác với món "cơm xào thập cẩm" nguyên bản Trung Hoa. Các phương pháp chế biến món ăn của người Việt và người Hoa cũng lại rất giống nhau, đơn cử như cách chế biến nước dùng ([[nước dùng|nước lèo]]) từ [[xí quách|xương heo hầm]] (hoặc xương gà); các loại cơm hoặc món sợi (mì, hủ tiếu hoặc bún) cũng khá tương đồng trong chế biến và các nguyên liệu chính (thịt thái nhỏ, thịt băm, và đồ lòng động vật) {{Cần dẫn nguồn}} . Quan niệm và phong cách ẩm thực của người Hoa và người Việt cũng là điểm tương đồng, khi nhấn mạnh yếu tố thực-dưỡng: ăn cũng giống như việc uống thuốc và bồi bổ, vì cùng là đi qua đường miệng, nên yếu tố bổ dưỡng và tác dụng của món ăn đối với cơ thể rất được xem trọng. Bên cạnh đó ẩm thực Hoa và Việt cũng chú trọng đến các yếu tố hài hòa phối hợp cân bằng giữa các thành phần món ăn, xoay quanh việc cân đối giữa yếu tố nóng-lạnh (theo quan niệm ẩm thực Trung Hoa và Việt Nam): một món ăn phải cân bằng giữa các nguyên liệu mang tính nóng (làm tăng nhiệt cơ thể), tính hàn (làm hạ nhiệt cơ thể) và tính ôn (trung tính, không nóng không lạnh) mới có thể mang lại sự quân bình và hấp thu tốt cho sức khỏe. Đó là sự giao thoa và hòa nhập rất tốt của người Hoa trong xã hội Việt Nam.
 
===Về thương mại và phúc lợi xã hội===