Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân đoàn I (Việt Nam Cộng hòa)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Tnguyen4321 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 31:
 
===Từ Biến cố Phật giáo 1963 đến Biến động miền Trung 1965===
Tháng 5 năm 1963, nổ [[Biến cố Phật giáo, 1963|sự kiện Phật đản 1963]] tại [[Huế]]. Chính phủ Ngô Đình Diệm sau những biện pháp xoa dịu không hiệu quả đã quyết liệt dùng những biện pháp cứng rắn, huy động lực lượng cảnh sát và quân đội để trấn áp phong trào Phật giáo. Tư lệnh Quân đoàn I và Vùng 1 chiến thuật bấy giờ là Thiếu tướng [[Lê Văn Nghiêm]] vì không chấp nhận dùng quân đội để đàn áp những cuộc biểu tình bất bạo động của Phật tử miền Trung ngày 16 tháng 9 năm 1963, nên bị triệu hồi về [[Sài Gòn]] đặt dưới quyền sử dụng của Bộ Tổng Tham mưu. Quan chức cao cấp nhất của chính phủ Việt Nam Cộng hòa tại Miền Trung bấy giờ là Hồ Đắc Khương, Đại biểu chính phủ ở Trung nguyên Trung phần, cũng bị triệu hồi. Thiếu tướng Đỗ Cao Trí, Tư lệnh Sư đoàn 1 bộ binh, được bổ nhiệm thay thế Thiếu tướng Nghiêm.
 
Mặc dù tạm thời dẹp yên được phong trào Phật giáo, nhưng mâu thuẫn chính trị, xã hội của Việt Nam Cộng hòa vẫn tiếp tục tăng cao dẫn đến cuộc [[Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963|đảo chính]] của các tướng lĩnh quân đội do tướng [[Dương Văn Minh]] cầm đầu tiến hành. Tuy nhiên, chỉ 2 tháng sau, Tư lệnh Quân đoàn I và Vùng 1 chiến thuật là tướng [[Nguyễn Khánh]] đã bất ngờ đưa một số đơn vị dưới quyền vào Sài Gòn, thực hiện cuộc "[[Cuộc chỉnh lý tại Việt Nam Cộng hòa 1964|Chỉnh lý]]", tước quyền các tướng lĩnh cầm đầu [[Hội đồng Quân nhân Cách mạng (Việt Nam Cộng hòa)|Hội đồng Quân nhân Cách mạng]], trở thành lãnh đạo tối cao trên thực tế của Việt Nam Cộng hòa. Tuy vậy, tướng Khánh cũng chứng tỏ ông không đủ năng lực để ổn định tình hình, dù ông đã cố gắng tìm kiếm sự ủng hộ của người Mỹ khi tuyên bố hoan nghênh quân Mỹ tham chiến tại miền Nam. Cuối cùng, nhóm tướng trẻ đã hợp tác, truất quyền và đẩy tướng Khánh đi lưu vong.