Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường Văn Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 94:
 
=== Qua đời ===
Mẹ Thái tử Vĩnh là Vương Đức phi không được Văn Tông sủng ái rồi bị [[Dương hiền phi (Đường Văn Tông)|Dương Hiền phi]] và gièm pha và chết. Thái tử Vĩnh lại thích vui chơi yến tiệc, gần tiểu nhân, nên cũng bị Hiền phi tìm cơ hãm hại. Trong năm [[838]], Văn Tông từng cho giam lỏng Lý Vĩnh và tính việc phế truất, nhưng nhờ sự can thiệp của đội quân Thần Sách mà ông đã bỏ ý định. Nhưng Lý Vĩnh lại chết trong năm đó, thụy là Trang Khác<ref name=ZZTJ246 />, có lời đồn chính Văn Tông đã sai người giết chết con của mình.
 
Sau khi Thái tử chết, Hiền phi đề nghị lập em trai của Văn Tông là Yên vương [[Lý Dung]] làm ''Hoàng thái đệ''. Văn Tông đem việc này ra bàn luận với các tể tướng và [[Lý Giác]] phản đối. Do đó, Văn Tông quyết định lập con nhỏ của Đường Kính Tông là [[Lý Thành Mĩ]] làm Thái tử mới. Từ năm [[839]], bệnh tình của Văn Tông ngày một trở nặng hơn do ám ảnh về cái chết của Trang Khác thái tử Lý Vĩnh. Mùa xuân năm [[840]], bệnh tình trở nặng, Văn Tông sai các hoạn quan [[Lưu Hoằng Dật]] và [[Tiết Quý Lăng]] triệu tể tướng [[Dương Tư Phục]], [[Lý Giác]] vào cung phó thác thái tử Thành Mĩ. [[Cừu Sĩ Lương]] và [[Ngưu Hoằng Chí]] không ủng hộ Thành Mĩ mà giả lệnh Văn Tông, lấy cớ thái tử còn nhỏ, triệu hoàng đệ Dĩnh vương Triền vào cung lập làm hoàng thái đệ, giáng Thành Mĩ là Trần vương. Bách quan yết kiến Dĩnh vương ở Tư Hiền điện. Ngày [[10 tháng 2]] (Tân Tị), Văn Tông mất ở Thái Hòa điện. Các hoạn quan lấy Dương Tư Phục nhiếp trùng tể. Theo đề nghị của Cừu Sĩ Lương, Dĩnh vương Triền cho ép chết Trần vương Thành Mĩ, Yên vương Dung và Dương Hiền phi. Cừu Sĩ Lương vốn oán Văn Tông nên sau khi ông chết đã cho trục xuất hết nhạc công và nội thị gần gũi với ông.