Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Phúc Quân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Upcoder (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
n replaced: tháng 5, 18 → tháng 5 năm 18, tháng 8, 18 → tháng 8 năm 18 using AWB
Dòng 13:
| hoàng tộc =
| kiểu hoàng tộc =
| sinh = 20 tháng 8, năm 1809
| mất = 26 tháng 5, năm 1829 (20 tuổi)
| nơi mất =
| nơi an táng =
Dòng 26:
 
== Tiểu sử ==
Quảng Uy công '''Nguyễn Phúc Quân''', là hoàng tử thứ 10 của [[vua Gia Long]], mẹ là Cung Thận Đức phi [[Lê Ngọc Bình]]. Ngoài Quảng Uy công, Đức phi còn hạ sinh thêm được 2 hoàng nữ và một hoàng tử, đó là ''An Nghĩa công chúa'' [[Nguyễn Phúc Ngọc Ngôn]] (安義公主 阮福玉琂; [[1804]] – [[1856]]), ''Mỹ Khê công chúa'' [[Nguyễn Phúc Ngọc Khuê]] (美溪公主 阮福玉珪; [[1807]] – [[1827]]) và ''Thường Tín Quận vương'' [[Nguyễn Phúc Cự]] (常信郡王 阮福昛; [[1810]] – [[1849]]). Năm [[Gia Long]] thứ 16 phong làm '''Quảng Uy công''' (廣威公), có sách ghi là '''Quảng Oai công'''.
 
Sinh thời khi con trẻ, Quảng Uy công là người ngổ ngáo xấc xược, chỉ thích chơi đùa. Biết con mình khó dạy, vua sai vị quan là [[Ngô Đình Giới]] nổi tiếng nghiêm khắc đến để chỉ bảo, giảng kinh sách, rèn luyện đức hạnh cho ông. Giáo đạo Ngô Đình Giới có phần nghiêm khắc nên ông ghét lắm. Nhân một hôm, ông cho người bắt một con hà mô trói ở sân, lấy roi đánh và bảo rằng: ''“Mày chớ có khinh ta”'' (hà mô tục gọi là [[Nhái bén|con nhái]], con giái, trong tiếng Hán thì có âm gọi là giới, giống với tên của Giáo đạo Ngô Đình Giới). Biết ông bày trò đó để phỉ báng, đe doạ mình, [[Ngô Đình Giới]] xin vua không dạy ông nữa.
 
Buổi đầu năm [[Minh Mạng]], vua sai các quan là [[Trần Đại Nghĩa (nhà Nguyễn)|Trần Đại Nghĩa]] và [[Nguyễn Đăng Sĩ]] tới để lo việc dạy dỗ, vua còn ban cho Trần Đại Nghĩa một cái roi và dụ rằng: ''“Em nhỏ tuổi của trẫm, sinh trưởng ở trong cung cấm, không dạy thì không nên người có đức được. Ngươi sớm khôn khéo dẫn bảo, có lỗi thì đánh, chớ để cho kiêu lười thành tính”''. Sau một thời gian hai ông cũng bất lực trước Quảng Uy công. Vua lại cử [[Nguyễn Công Vị]] và [[Nguyễn Khoa Đạo]] tới dạy dỗ cho ông, được vài ngày thì tâu với vua không dạy được ông.
 
Từ đó không ai dám đến dạy Quảng Uy công, thế là ông tha hồ chơi bời, săn bắn, đá gà, lại thấy nhà nào có chó săn tốt thì bắt đem về. Những chó săn, gà chọi con nào chết thì lấy gấm lụa khâm niệm mà chôn<ref name=":0">theo [[Quốc sử di biên]], tr. 247 - 248</ref>. Ai có chó săn, gà chọi tốt mà không chịu nộp thì bị đánh đập; dân chúng ca thán khắp nơi. Vua biết được quở mắng ông và phạt lương bổng rất nặng, thuộc hạ của ông cũng bị xử nghiêm.
 
Sách [[Quốc sử di biên]] do Thám hoa [[Phan Thúc Trực]] ghi rằng, ông ''là người hào phóng, yêu người, hay bố thí, nếu ai làm thất ý thì cầm roi sắt đánh hoặc xẻo tai, hoặc chặt ngón tay. Mỗi khi thấy những kẻ võ biền bàn tán, phân biệt nhân phẩm người Đàng Trong, Đàng Ngoài, Công liền mắng rằng: “Lũ mày không biết người Đàng Ngoài tức là ông cha người Đàng Trong à?”.''
 
Mùa hạ năm [[Minh Mạng]] thứ 10, ông bị bệnh đậu rồi mất, hưởng dương 21 tuổi. Vua nghỉ coi chầu 3 ngày, ban thụy là '''Cung Trực''' (恭直), sai Hoàng trưởng tử (vua [[Thiệu Trị]] sau này) đến cho rượu, chi phát gấm vóc vải lụa và tiền, sai quan sửa việc tang. Khi mới lên đậu mùa, vua thường khuyên giải để cho vui, hỏi công muốn gì, ông nói muốn chóng khỏi bệnh đậu để càng được phá gia sản thôi; vua cười to cho công thích chí<ref name=":0" />.
 
Quảng Uy công có hơn 30 vợ và nàng hầu nhưng lại không có người con nào<ref name=":0" />. Chính vì thế, bài “[[Đế hệ thi|Phiên hệ thi]]” của [[Minh Mạng]] dành cho con cháu của công không bao giờ được dùng đến. Tất cả gia sản của ông đều giao cho người em là ''Thường Tín công'' [[Nguyễn Phúc Cự]] coi giữ<ref name=":0" />.
 
== Tham khảo ==