Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chính phủ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Bổ sung nguồn và một số nội dung
n →‎Cách thức hình thành: replaced: nghị sỹ → nghị sĩ (2) using AWB
Dòng 10:
 
== Cách thức hình thành ==
Cách thức hình thành chính phủ ở mỗi nước phụ thuộc vào hình thức chính thể của nước đó. Ở nhiều nước theo chính thể nghị viện như Anh, Ấn Độ, Hy Lạp, Italy, Canada, Australia, Singapore, nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm lãnh đạo đảng chiếm đa số (hoặc liên minh một số đảng) làm [[Thủ tướng chính phủ|Thủ tướng Chính phủ]] và bổ nhiệm các bộ trưởng khác theo giới thiệu của [[Thủ tướng]]. Nhưng ở nhiều nước khác theo chính thể nghị viện, nghị viện trực tiếp bỏ phiếu bầu [[Thủ tướng]], sau đó nguyên thủ quốc gia mới phê chuẩn. Ở một số nước như Australia, New Zealand, các nghị sỹ thành viên của đảng chiếm đa số bỏ phiếu bầu các thành viên Chính phủ, còn Thủ tướng chỉ có quyền phân chia ghế giữa các thành viên đó. Ở những nước như Hà Lan, Italy, Áo, Đan Mạch, Bỉ thường diễn ra tình trạng không một đảng nào hoặc một liên minh nào chiếm đa số trong nghị viện, dẫn đến việc hình thành chính phủ chiếm thời gian khá lâu, và nhiều khi thành phần chính phủ không phản ánh kết quả bầu cử, nghĩa là “thắng cử nhưng thua ghế”.<ref name=":0" />
 
Ở các nước [[cộng hòa tổng thống]], [[quân chủ tuyệt đối]] và [[Quân chủ|quân chủ nhị nguyên]], chính phủ hình thành chủ yếu theo ý chí của người đứng đầu nhà nước. Chẳng hạn, ở các nước Nam Mỹ, Tổng thống có toàn quyền lựa chọn thành phần chính phủ. Ở nhiều nước như Mỹ, Ecuador, việc Tổng thống bổ nhiệm các Bộ trưởng phải có sự phê chuẩn của Thượng viện. Còn ở Philippines, một Ủy ban do [[Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ|Chủ tịch Thượng viện]] đứng đầu và mỗi viện cử 12 nghị sỹ theo tỷ lệ các chính đảng để phê chuẩn việc [[Tổng thống]] bổ nhiệm các bộ trưởng.<ref name=":0" />
 
Ở các nước theo chính thể cộng hòa lưỡng tính, thông thường nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm một trong số các lãnh đạo của đảng chiếm đa số (hoặc liên minh các đảng) làm Thủ tướng Chính phủ và bổ nhiệm các bộ trưởng khác theo giới thiệu của Thủ tướng. Ở một số nước như Nga, Hàn Quốc, việc bổ nhiệm này phải được nghị viện biểu quyết phê chuẩn. Còn ở Pháp, trong trường hợp [[Tổng thống]] là người của đảng chiếm đa số trong nghị viện thì việc bổ nhiệm các bộ trưởng hầu như do [[Tổng thống]] quyết định, nhưng nếu [[Thủ tướng]] là người của đảng đa số thì vai trò của [[Thủ tướng]] sẽ tăng lên, nhưng đối với một số ghế bộ trưởng vẫn phải có ý kiến của [[Tổng thống]].<ref name=":0" />