Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Qumran”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 80:
==== Tiền đúc bằng bạc ====
 
Việc công bố số lượng lớn tiền đúc bằng bạc trong năm 2002007, và việc phân tích khu vực đã mang lại các giải thích mới như tầm quan trọng, niên đại và ý nghĩa của các đồng tiền này. Thứ nhất, các đồng tiền đúc có niên đại mới trong các nơi cất giữ tiền đúc bằng bạc cho thấy ngày chôn giấu chúng sớm nhất có thể là từ các năm 52, 53 tới năm 66 sau CN, căn cứ trên một giải thích của một dấu phụ (đóng thêm vào). Tuy nhiên, tính chất khảo cổ học và nghiên cứu tiền đúc của các nơi chôn giấu tiền đúc bằng bạc cho thấy rằng các kho cất giấu tiền đúc có thể đã được chôn cất trong đầu thế kỷ thứ 3 sau CN. Các tiền đúc chót thuộc về Hoàng đế Caracalla và do xưởng đúc tiền của Rome (206-210 sau CN). Các gợi ý mới cho rằng các kho cất giấu tiền đúc bằng bạc ở Qumran có thể liên quan tới các chiến dịch quân sự La Mã trong khu vực, như được chứng thực trong đầu thế kỷ thứ 3 sau CN. Rất có thể tiền đúc bằng bạc là khoản tiền quân đội La Mã trả cho các đội quân đóng ở khu vực. Thứ ba là, bằng chứng kỹ thuật của việc ghi chép tài liệu chứng minh năm 2006-2007 về các kho cất giấu tiền đúc bằng bạc tìm thấy ở Qumran cho thấy số tiền này được tìm thấy từng mớ lớn có nguồn gốc từ một hoặc vài lần trả lương lớn. Việc trả tiền này có thể do một xưởng đúc tiền, một ngân hàng hoặc một cơ quan thẩm quyền như kho bạc của quân đội La Mã thực hiện. Bằng chứng mới bác bỏ khả năng cho rằng các tiền đúc bằng bạc có thể do những cá nhân thu thập, chằng hạn như các vụ nộp tiền thuế, hoặc cho rằng Qumran có thể là một nhà thu thuế của khu vực.<ref>K. A. K. Lönnqvist (2009) New Perspectives on the Roman Coinage on the Eastern Limes in the Late Republican and Roman Imperial Periods. [[VDM Verlag Dr. Müller]]. Saarbrücken 2009, pp. 222-227.</ref>
 
Cuộc phân tích tiền đúc bằng bạc mới thực hiện trong năm mâu thuẫn với những phát hiện của Roland de Vaux, Seyrig, Spijkerman cũng như các phát hiện của Robert Donceel.<ref>''Revue Biblique'' 99 (1992) 559-60 n.10.</ref> Donceel đã ngạc nhiên khi tìm thấy trong nhà bảo tàng Amman những tiền đúc không được ghi chép trong sổ sách, đáng chú ý là những tiền đúc denarius của Trajan, mà ông cho rằng được đưa vào cách tùy tiện. Donceel đã viết về các tiền này như sau: "...Việc điểm các đồng tiền của kho lưu trữ ở Amman đã mang laị vài ngạc nhiên: có những đồng tiền (lạ) dường như đã len lỏi vào mớ tiền này, đặc biệt là các đồng denarius của Trajan. Chúng tôi đã thực hiện một quan sát tương tự trên đồng tiền được lưu trữ từ cuộc khai quật tại Jerusalem. May mắn là chúng tôi có danh sách các bút tích của H. Seyrig, mặc dù không còn các hình ảnh, nên cho phép chúng tôi loại bỏ các đồng tiền (lạ) lẫn vào, ít nhất là ở phần chính của các kho tàng...." Các hồ sơ ghi chép nguyên thủy của Nhà bảo tàng Amman về các nơi cất giấu tiền đúc ở Qumran và những túi đựng tiền đúc của Nhà bảo tàng không phù hợp với giả thuyết cho rằng các tiền đúc của La Mã ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3 đã lẫn vào tiền đúc bằng bạc của thành [[Týros]].