Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Đông Dương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Typue (thảo luận | đóng góp)
Dòng 170:
Theo [[Hội nghị Potsdam]], lực lượng Đồng Minh gồm quân Anh và quân Trung Quốc vào Việt Nam để giải giáp vũ khí Nhật. Mỹ nhường quân đội Tưởng Giới Thạch vào miền Bắc giải giáp quân đội Nhật. Pháp không tin tưởng ở Anh và khối Anglo-Saxon, nhưng được nhượng quyền lợi ở Trung Đông nên Anh ủng hộ Pháp. Theo thỏa thuận, Anh và Trung Hoa Dân Quốc không được có chủ quyền tại Đông Dương.<ref>[http://www.civil-taiwan.org/japansurr.htm The Japanese Act of Surrender]</ref> Giải pháp của Mỹ phù hợp với tham vọng của giới cầm quyền Trùng Khánh, bởi Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đã từ lâu nằm trong tầm nhìn của các nhà nước Trung Hoa.<ref name=khoalichsu/> Theo Việt Minh, Trung Hoa Dân Quốc muốn hạ bệ chính phủ của [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] và ủng hộ đồng minh của họ là [[Việt Nam Quốc dân Đảng]] lên nắm quyền<ref name=qdnd>[http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/chinh-tri/bac-ho-truoc-hoa-diet-cong-cam-ho/170245.html Bác Hồ trước họa "diệt cộng, cầm Hồ"], 18/12/2011, Báo điện tử Quân đội nhân dân</ref>. Việt Minh cũng xem quyền lợi của Anh trùng hợp với các mục tiêu của Pháp nhằm khôi phục các thuộc địa của họ trước chiến tranh ở Đông Nam Á. [[Hồ Chí Minh]] tin rằng hoạt động của các cường quốc Pháp, Anh, Trung Quốc sẽ gây nguy hại cho phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam.<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 349, 350</ref> Hồ Chí Minh rất khó chịu về việc phải tiếp đón quân đội Trung Hoa Dân quốc. Ông lo ngại việc một lượng lớn người Trung Quốc tràn vào Việt Nam cùng quân đội Nhật đang hiện diện tại Việt Nam sẽ làm cho tài nguyên đất nước cạn kiệt.<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 350</ref> Vấn đề nghiêm trọng hơn nữa là nếu quân đội Trung Hoa Dân quốc tiếp tế bằng lương thực tại chỗ thì sẽ xảy ra nạn đói. Ông mong muốn Mỹ tiến hành kiểm tra quân đội Trung Hoa Dân quốc và yêu cầu lực lượng này mua bán chứ không trưng thu lương thực và các vật phẩm khác trong thời gian đóng quân tại Việt Nam để tránh xung đột giữa người Việt và quân Trung Hoa Dân quốc.<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 417 - 418</ref>
 
{{chính|Hoa quân nhập Việt}}
Ở miền Bắc, ngày 20/8/1945, hơn 20 vạn quân [[Tưởng Giới Thạch]] theo sự phân công của phe Đồng Minh tiến vào miền Bắc Việt Nam để giải giáp quân [[Nhật Bản|Nhật]]. Theo Việt Minh, đội quân này mang theo ''[[kế hoạch Diệt Cộng Cầm Hồ]]''<ref name=qdnd/>. Đội quân [[Trung Quốc Quốc Dân Đảng|Quốc dân Đảng Trung Quốc]] "chạy trốn" [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]] đã tiến hành các hoạt động cướp bóc trên đường xuống phía Nam đến Hà Nội.<ref>[http://www.lonelyplanet.com/vietnam/history#72289 Vietnam's History, Lonely Planet Travel]</ref>. Trong hồi ký ''Những năm tháng không thể nào quên'' Võ Nguyên Giáp mô tả: quân đoàn 62 của [[Vũ Kim Thành]] (đi cùng là [[Việt Cách]]) tàn phá suốt dọc miền Đông Bắc Bắc Kỳ; lực lượng của [[Vũ Hồng Khanh]] ([[Việt Nam Quốc dân Đảng]]) và của [[Nguyễn Tường Tam]] (Đại Việt) đi theo quân đoàn 93 Vân Nam, cũng tiến hành những bài bản cướp bóc tương tự, dọc theo hành lang Tây Bắc từ [[Lào Cai]] đến [[Yên Bái]], [[Phú Thọ]].<ref>[http://bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/1662-nh-ng-nam-thang-khong-th-nao-quen-vo-nguyen-giap-ph-n-4.html Những năm tháng không thể nào quên, Phần 4], Võ Nguyên Giáp</ref> Tuy nhiên, quân đội Trung Hoa Dân quốc vẫn để Chính phủ Hồ Chí Minh đóng tại Bắc Bộ Phủ và cộng tác với họ suốt thời gian đóng quân tại Việt Nam nhưng Trung Hoa Dân quốc không công nhận tính hợp pháp và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Chính phủ này.<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 532</ref>