Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Eleanor Roosevelt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 76:
}}
 
'''Anna Eleanor Roosevelt''' {{IPA|/ˈɛlɪnɔr ˈroʊzəvɛlt/}} ([[11 tháng 10]] năm [[1884]] – [[7 tháng 11]] năm [[1962]]) là chính khách Mỹ, từng sử dụng địa vị [[Đệ nhấtNhất Phu nhân Hoa Kỳ]], từ năm [[1933]] đến [[1945]] để cổ xuý kế hoạch [[Chính sách kinh tế mới (Hoa Kỳ)|New Deal]] của chồng, [[Tổng thống Hoa Kỳ|Tổng thống]] [[Franklin D. Roosevelt]], cũng như vận động cho quyền công dân. Sau khi Roosevelt từ trần, bà tự gây dựng sự nghiệp cho mình trong cương vị của một tác giả và diễn giả, ủng hộ [[Liên minh New Deal]], bà cũng được xem như là phát ngôn nhân cho các quyền con người. Bà là nhà tiên phong trong phong trào ủng hộ nữ quyền (dù chống đối [[Tu chính án Quyền Bình đẳng]]), là người kiến tạo một hình mẫu mới cho vai trò Đệ nhấtNhất Phu nhân. Roosevelt hoạt động tích cực trong nỗ lực hình thành nhiều định chế, đáng kể nhất là [[Liên Hiệp Quốc]], [[Hiệp hội Liên Hiệp Quốc]] và [[Nhà Tự do]]. Bà chủ toạ uỷ ban soạn thảo và chuẩn thuận [[Bản Tuyên ngôn Nhân quyền]]. Tổng thống [[Harry S. Truman]] gọi bà là [[Đệ nhấtNhất Phu nhân]] của Thế giới, nhằm tôn vinh người phụ nữ đặc biệt này vì những chuyến du hành đưa bà đến nhiều nơi trên thế giới để vận động cho quyền con người.
 
== Tiểu sử ==
Dòng 82:
Anna Eleanor Roosevelt chào đời tại nhà số 56 Đường 37 Tây, [[Thành phố New York]], con của [[Elliott Roosevelt]] và [[Anna Eleanor Hall]], cũng là cô cháu yêu và cháu đỡ đầu của Tổng thống [[Theodore Roosevelt]]. Gia đình của Eleanor là hậu duệ của [[Claes Martenszen van Rosenvelt]], di cư đến New Amsterdam (Khu [[Manhattan]]) từ [[Hà Lan]] trong [[thập niên 1640]]. Cháu nội của ông, Johannes và Jacobus, là tộc trưởng các chi phái [[Oyster Bay, New York|Oyster Bay]] và [[Hyde Park, New York|Hyde Park]] ở [[Thành phố New York|New York]] thuộc gia tộc Roosevelt. Eleanor là hậu duệ của Johannes trong khi chồng của bà, Franklin, thuộc chi Jacobus.
[[Tập tin:Eleanor Roosevelt & father Elliot in 1889.jpg|140px|trái]]
Cựu tổng thống Theodore Roosevelt là người thay mặt người cha chăm sóc cô gái sau này trở thành Đệ nhấtNhất Phu nhân Hoa Kỳ. Bà không chịu sử dụng tên Anna Eleanor trừ khi để ký chi phiếu và các văn kiện chính thức khác, nhưng luôn thích được gọi với tên Eleanor. Bà cũng là hậu duệ, về họ ngoại, của [[William Livingston]], người đã ký tên vào [[Hiến pháp Hoa Kỳ]].
 
=== Mồ côi sớm ===
Dòng 102:
Ngoại trừ thời gian hạnh phúc ban đầu, cuộc hôn nhân bị tổn thương sâu sắc bởi mối tình nảy nở giữa Franklin và thư ký xã hội của Eleanor, [[Lucy Mercer]] (sau này là bà Lucy Mercer Rutherfurd) trong khi Eleanor vẫn phải tiếp tục mối quan hệ đầy sóng gió với bà mẹ chồng độc đoán, Sara Delano Roosevelt. Với chiều cao 5’10’’ (177,8 cm), bà mẹ chồng chỉ chịu thua nàng dâu 2 inch (5,08 cm) về chiều cao.
 
== Đệ nhấtNhất Phu nhân và Hoa Kỳ ==
Suốt trong nhiệm kỳ tổng thống của Franklin Roosevelt, Eleanor nói nhiều về [[Phong trào Dân quyền Mỹ]] và về quyền của [[người Mỹ gốc Phi]]. Mặc dù FDR không tỏ ra tích cực với lý tưởng dân quyền vì cần sự ủng hộ của đảng viên Dân chủ miền Nam (công khai ủng hộ phân biệt chủng tộc) để thúc đẩy những vấn đề khác trong nghị trình, chính nhờ mối quan hệ của Eleanor với cộng đồng người Mỹ gốc Phi đã giúp Franklin Roosevelt giành được nhiều phiếu.
 
Dòng 109:
Eleanor chống lại quyết định của chồng khi ông ký sắc lệnh quản thúc 110.000 người [[Nhật Bản]] và công dân Mỹ gốc Nhật trong những trại quản chế đặt ở miền Tây. Năm [[1943]], cùng với [[Wendell Willkie]] và những người Mỹ khác quan ngại về những mối đe doạ cho hoà bình và dân chủ trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai]], bà ra sức vận động thành lập [[Nhà Tự do]] (''Freedom House'').
 
Eleanor nhận được những số tiền lớn nhờ những hoạt động quảng cáo. Văn phòng Cà phê hãng hàng không [[Pan-American]], được hỗ trợ bởi tiền thuế từ tám chính phủ nước ngoài, trả cho Eleanor mỗi tuần 1.000 [[Đô la Mỹ|USD]] tiền quảng cáo. Khi Bộ Ngoại giao phát hiện chuyện đệĐệ nhấtNhất phuPhu nhân được các chính phủ ngoại quốc trả tiền quá hậu hĩnh đã tìm cách ngăn chặn hợp đồng này nhưng không thành công.
 
== Rời toà Bạch Ốc ==
Dòng 147:
Bà Roosevelt luôn trung thành với "Bác Ted", dù ông đã mất bốn mươi năm. Còn lại trong các đồ dùng riêng tư của bà là thẻ hội viên [[Hiệp hội Theodore Roosevelt]].
 
Sau khi Eleanor mất, con trai bà, Elliot Roosevelt, viết một chuỗi truyện hư cấu, ''Bí mật các vụ sát nhân'', trở nên sách bán chạy nhất, trong đó bà thủ vai một thám tử giúp cảnh sát phá án, trong khi là đệĐệ nhấtNhất phuPhu nhân. Các địa điểm thật và các nhân vật nổi tiếng có thật vào thời ấy đã được đem vào sách.
 
Năm [[1968]], bà được trao tặng [[Giải Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc]]. Sau khi bà mất, có một cuộc vận động trao [[giải thưởng Nobel Hoà bình]] cho bà, nhưng cho đến nay mới chỉ có một người được trao tặng giải này sau khi qua đời.
Dòng 155:
== Xem thêm ==
* [[Franklin D. Roosevelt|Franklin Delano Roosevelt]]
* [[Đệ nhấtNhất Phu nhân Hoa Kỳ]]
* [[Liên Hiệp Quốc]]
 
Dòng 194:
{{succession box|
trước=[[Lou Henry Hoover]]|
chức vụ=[[Đệ nhấtNhất Phu nhân Hoa Kỳ]]|
năm=1933–1945|
sau=[[Bess Truman]]
}}
{{end box}}
{{Đệ nhấtNhất Phu nhân Hoa Kỳ}}
 
{{Thời gian sống|sinh=1884|mất=1962|tên=Roosevelt, Eleanor}}