Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chèo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Zasawa (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
 
==Nguồn gốc hình thành chèo==
Chèo có lịch sử hình thành từ thế kỷ 10, dưới thời [[nhà Đinh]]. [[Kinh đô Hoa Lư]] ([[Ninh Bình]]) là đất tổ của sân khấu chèo, người sáng lập là bà [[Phạm Thị Trân]],<ref>[http://sankhau.com.vn/news/lich-su-va-dac-diem-nghe-hat-cheo-viet-nam.aspx Lịch sử và đặc điểm nghề hát Chèo Việt Nam]</ref><ref>Xem cuốn Non Nước Việt Nam, mục Nghệ thuật sân khấu truyền thống</ref> một vũ ca tài ba trong hoàng cung [[nhà Đinh]]. Sau đó chèo phát triển rộng ra vùng châu thổ Bắc Bộ. Địa bàn phố biến từ Nghệ - Tĩnh trở ra. Chèo bắt nguồn từ [[âm nhạc]] và múa dân gian, nhất là [[trò nhại]] từ [[thế kỷ 10]]. Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo dựa trên các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn. Sự phát triển của chèo có một mốc quan trọng là thời điểm một binhcon hát quân đội [[Mông Cổ]] đã bị bắt ở Việt Nam vào [[thế kỷ 14]], tên gọi Lý Nguyên Cát. Binh sĩ này vốn là một diễn viên nên đã đưa nghệ thuật Kinh kịch của [[Trung Quốc]] vào Việt Nam. Trước kia chèo chỉ có phần nói và ngâm các bài dân ca, nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật do người lính bị bắt mang tới, chèo có thêm phần hát.
 
Vào [[thế kỷ 15]], vua [[Lê Thánh Tông]] đã không cho phép biểu diễn chèo trong cung đình, do chịu ảnh hưởng của [[nho giáo|đạo Khổng]]. Chèo trở về với nông dân, kịch bản lấy từ truyện viết bằng [[chữ Nôm]]. Tới [[thế kỷ 18]], hình thức chèo đã được phát triển mạnh ở vùng [[nông thôn Việt Nam]] và tiếp tục phát triển, đạt đến đỉnh cao vào cuối [[thế kỷ 19]]. Những vở nổi tiếng như [[Quan Âm Thị Kính (truyện thơ)|Quan Âm Thị Kính]], [[Lưu Bình - Dương Lễ|Lưu Bình Dương Lễ]], [[Kim Nham]], [[Trương Viên]] xuất hiện trong giai đoạn này. Đến thế kỷ 19, chèo ảnh hưởng của [[tuồng]], khai thác một số tích truyện như Tống Trân, Phạm Tải, hoặc tích truyện [[Trung Quốc]] như [[Chiến tranh Hán-Sở|Hán Sở tranh hùng]]. Đầu [[thế kỷ 20]], chèo được đưa lên sân khấu thành thị trở thành chèo văn minh. Có thêm một số vở mới ra đời dựa theo các tích truyện cổ tích, truyện Nôm như [[Nàng Tô Thị|Tô Thị]], [[Nhị độ mai|Nhị Độ Mai]]. Hiện nay chèo có các vở diễn kinh điển như: Oan khuất một thời, Ngọc Hân công chúa, Linh khí Hoa Lư, Nàng Sita, Tấm áo bào hoàng đế, Trang chủ Sơn Đông, Thái hậu Dương Vân Nga, Chiếc bóng oan khiên, Cô gái làng chèo, Đồng tiền vạn lịch, Chiến trường không tiếng súng,...
Dòng 452:
 
==Tác phẩm chèo tiêu biểu==
*Một số vở chèo tiêu biểu: [[Bài ca giữ nước]], [[Chu Mãi Thần]], [[Đồng tiền Vạn Lịch]], [[Hoàng Trìu kén vợ]], [[Kim Nham]], [[Lưu Bình - Dương Lễ|Lưu Bình Dương Lễ]], [[Nghêu sò ốc hến]], [[Quan Âm Thị Kính (truyện thơ)|Quan Âm Thị Kính]], [[Tuần Ty Đào Huế]], [[Từ Thức gặp tiên]], [[Trần Tử Lệ]], [[Trương Viên]], Tôn Mạnh Tôn Trọng.
*Một số trích đoạn tiêu biểu: [[Thị Mầu lên chùa]] & [[Xã trưởng - Mẹ Đốp]] (vở ''Quan Âm Thị Kính''), [[Súy Vân giả dại]] (vở ''Kim Nham''), [[Đánh ghen]] (vở ''Tuần tyTy Đào Huế''), [[Hồ( Nguyệt Cô hóa cáo]]... Chính vở ''Tuần ty Đào Huế'' được trích và phát triển từ vở ''Chu Mãi Thần'' mà ra),...
*Nghiên cứu về chèo, [[Lương Thế Vinh]] đã viết [[Hý Phường Phổ Lục|Hý Phường Phả Lục]].
*Hà Văn Cầu (1964), Tim hiểu phương pháp viết Chèo, Nhà xuất bản Văn hóa nghệ thuật Hà Nội.
*Bùi Đức Hạnh (2006), 150 làn điệu chèo cổ, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, Hà Nội.