Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiếng Hy Lạp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 58:
Lịch sử tiếng Hy Lạp có thể được chia ra làm các thời kỳ sau:
* '''[[Tiếng Hy Lạp nguyên thủy]]''': không được ghi nhận trực tiếp nhưng được cho là tổ tiên chung của tất cả các dạng tiếng Hy Lạp. Sự thống nhất của tiếng Hy Lạp cổ đại có lẽ kết thúc khi người Hy Lạp di cư đến [[bán đảo Hy Lạp]] vào [[thời đại đồ đá mới]] hoặc [[thời đại đồ đồng]].<ref>A comprehensive overview in J.T. Hooker's ''Mycenaean Greece'' ({{harvnb|Hooker|1976|loc=Chapter 2: "Before the Mycenaean Age", pp. 11–33 and passim}}); for a different hypothesis excluding massive migrations and favoring an autochthonous scenario, see Colin Renfrew's "Problems in the General Correlation of Archaeological and Linguistic Strata in Prehistoric Greece: The Model of Autochthonous Origin" ({{harvnb|Renfrew|1973|pp=263–276, especially p. 267}}) in ''Bronze Age Migrations'' by R.A. Crossland and A. Birchall, eds. (1973).</ref>
* '''[[Tiếng Hy Lạp Mycenae]]''': ngôn ngữ của nền [[Hy Lạp Mycenae|văn minh Mycenae]]. Nó được ghi lại trongtrên các tấm bảng đất sét [[Linear B]] từ thế kỷ 15 TCN.
* '''[[Tiếng Hy Lạp cổ đại]]''': với nhiều [[Các phương ngữ tiếng Hy Lạp cổ đại|phương ngữ]], đây là ngôn ngữ của các thời kỳ [[Hy Lạp Archaic|Archaic]] và [[Hy Lạp cổ điển|Cổ điển]] của nền [[Hy Lạp cổ đại|văn minh Hy Lạp cổ đại]]. Đây cũng là ngôn ngữ được biết đến rộng rãi khắp [[Đế quốc La Mã]]. Tiếng Hy Lạp sau đó xa sút tại Tây Âu vào [[Trung Cổ]], nhưng vẫn là ngôn ngữ chính thức của [[Đế quốc Byzantine]] và được mang đến Tây Âu với các làn sóng nhập cư người Hy Lạp sau [[Constantinopolis thất thủ|sự sụp đổ của thành Constantinopolis]].
* '''[[Tiếng Hy Lạp Koiné]]''': sự kết hợp của hai phương ngữ [[tiếng Hy Lạp Ion|Ion]] và [[tiếng Hy Lạp Attica|Attica]] (phương ngữ tại [[Athens cổ điển|Athens]]) đã bắt đầu tiến trình tạo nên phương ngữ tiếng Hy Lạp "chung" đầu tiên, thứ mà sẽ trở thành ''[[lingua franca]]'' khắp [[Đông Địa Trung Hải]] và [[Cận Đông]]. Tiếng Hy Lạp Koiné có lẽ ban đầu được dùng trong quân đội và các vùng đất mà [[Alexandros Đại đế]] chinh phục. Sau quá trình Hy Lạp hóa, nó hiện diện trên một lãnh thổ kéo dài từ [[Ai Cập]] đến rìa [[Ấn Độ]]. Sau khi [[Cộng hòa La Mã"người La Mã]] chiếm được Hy Lạp, một tình trạng song ngữ [[tiếng Latinh]] và tiếng Hy Lạp xuất hiện tại [[Roma]], và tiếng Hy Lạp trở thành ngôn ngữ thứ hai tại Đế quốc La Mã.
* '''[[Tiếng Hy Lạp Trung Cổ]]''', cũng gọi là '''tiếng Hy Lạp Byzantine''': sự tiếp nối của tiếng Hy Lạp Koiné tại Byzantine, cho tới khi Đế quốc Byzantine sụp đổ vào thế kỷ 15. ''Tiếng Hy Lạp Trung Cổ'' là một từ để chỉ bao quát một loạt các lối nói và viết khác nhau, từ dạng gần như đồng nhất với Koiné cho tới dạng gần tới tiếng Hy Lạp hiện đại ở nhiều nét, đến thứ tiếng Hy Lạp trí thức mô phỏng theo tiếng Hy Lạp Attica cổ điển.
* '''[[Tiếng Hy Lạp hiện đại]]''':<ref name="Ethnologue">[https://www.ethnologue.com/language/ell Ethnologue]</ref> Bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp Trung Cổ. Đây là ngôn ngữ của người Hy Lạp hiện đại, có nhiều phương ngữ với một [[Tiếng Hy Lạp chuẩn hiện đại|dạng chuẩn]] dùng chung.
 
==Phân bố địa lý==
[[File:A27 Motorway, Greece - Section Kozani-Ptolemaida - Kozani-North interchange (A2) - 02.jpg|thumb|Biển chỉ đường, A27 Motorway, Hy Lạp]]