Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đài Vô tuyến Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 19:
Sau cuộc [[Sự kiện Tết Mậu Thân|Tấn công Tết Mậu Thân]] với đài phát thanh là mục tiêu quân sự bị lực lượng [[Việt Cộng]] tìm cách phá hủy thì hệ thống VTVN được tổ chức lại với đài Sài Gòn là đài chính; cấp thứ nhì là cấp vùng gồm 3 đài 50 kW ở [[Đà Nẵng]], [[Quy Nhơn]] và [[Nha Trang]]. Cấp thứ ba là cấp tỉnh gồm bốn đài: Huế, Quảng Ngãi, [[Cần Thơ]] và Ban Mê Thuột. Riêng đài [[Ban Mê Thuột]] phát sóng ở lực 55 kW. Số còn lại là đài địa phương. Đài tỉnh và địa phương thì có thêm những chương trình tôn giáo của địa phương và cả [[ngôn ngữ]] [[người Thượng]] như trường hợp đài Ban Mê Thuột, [[Pleiku]] và [[Đà Lạt]].
 
VTVN Sài Gòn phát thanh 18 [[giờ đồng hồ|giờ]] mỗi ngày trong khi đài địa phương ngắn giờ hơn. [[Tiếng gọi Công dân|Quốc ca Việt Nam Cộng hòa]] được tấu lên vào lúc 23 giờ 58 và 07 giờ 58 (riêng ngày [[29 tháng 4]] năm [[1975]] là 23 giờ 59571615 giờ 58).
 
Vào [[thập niên 1960]] Đài Vô tuyến Việt Nam bắt đầu chương trình tuyển mộ [[ca sĩ]] rất được hâm mộ.<ref>Trần Củng Sơn. ''Một thoáng 26 năm''. San José, CA: Hương Quê, 2011. tr 414.</ref>