Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chùa Giác Lâm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Kiến trúc: chính tả, replaced: cùa → của
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 41:
Chính điện với kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái, bốn cột chính hay còn gọi là tứ trụ. Bên trong điện khá rộng và sâu, có 56 cột to hơn vòng tay ôm màu nâu sẫm. Cột nào cũng được chạm khắc câu đối, thiếp vàng công phu. Giữa các hàng cột là các cửa võng, cũng được thiếp vàng, chạm trổ các đề tài trang trí truyền thống như tứ linh, tứ quý, hoa điểu....
 
Trong chính điện bày trí theo kiểu "tiềntiên bái Phật, hậu bái Tổ". Phía trước chính điện thờ các tượng [[A-di-đà|A Di Đà]], [[Tất-đạt-đa Cồ-đàm|Thích Ca]], [[Di-lặc|Di Lặc]]. Hai bàn thờ hai bên phải trái, có tượng [[Quán Thế Âm]], [[Đại Thế Chí]]. Ngoài ra, ở đây còn có tượng cửu long, dọc hai bên tường có bộ tượng [[Thập Bát La Hán]], bộ tượng [[Thập Điện Diêm Vương]], tượng Tổ [[Bồ-đề-đạt-ma|Bồ Đề Đạt Ma]] và tượng Long Vương.
 
Đằng sau chính điện là bàn thờ Tổ, thờ các vị Hòa thượng đã trụ trì tại chùa Giác Lâm. Đối diện với bàn thờ Tổ là các bàn thờ: [[Phật Mẫu Chuẩn Đề|Phật Chuẩn Đề]], Phật [[A-di-đà|A Di Đà]], và sau cùng là bàn thờ Thập Điện Diêm Vương. Ở gian này, trong thời kỳ kháng chiến chống [[Pháp]] và chống [[Hoa Kỳ|Mỹ]], được dùng làm cơ sở hậu cần, nuôi chứa cán bộ, làm công tác trinh sát nội thành <ref>Theo ''Giáo trình Kiến thức phục vụ du lịch'', tr. 50.</ref>.