Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quang Trung”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Kongviet (thảo luận | đóng góp)
Dòng 105:
[[Tập tin:Ba anh em nhà họ Nhạc.JPG|nhỏ|200px|phải|Ba anh em nhà họ Nguyễn: Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ]]
 
Theo các sách chính sử Đại Nam thực lục, Khâm định Việt sử thông giám cương mục của [[nhà Nguyễn]]: Gia đình anh em Nguyễn Nhạc trú tại huyện Tuy Viễn thuộc phủ Hoài Nhân, kế tiếp vài đời, đến Nguyễn Nhạc được giữ chức Biện lại ở tuần Vân Đồn. Vì đánh bạc tiêu mất tiền côngthu thuế, Nguyễn Nhạc bèn trốn vào Tây Sơn làm trộm cướp, những người vô lại và người nghèo đói phần nhiều phụ theo, vì thế thủ hạ có đến vài ngàn người. Nhạc cùng em là Văn Huệ, Văn Lữ chia nhau quản lãnh, rồi đi đánh cướp đồn ấp, viên tướng giữ trấn không sao kiềm chế được.<ref>Đại Nam thực lục, tập 1, Nhà xuất bản giáo dục, 2002, tr 177</ref><ref>Khâm định việt sử thông giám cương mục, Nhà xuất bản giáo dục xã hội Hà nội, 1998, bản điện tử, tr 935</ref >{{ref_label|b|b|none}} Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, tình tiết "Nguyễn Nhạc thua bạc nên đi trộm cướp" thực chất là chuyện thêu dệt của nhà Nguyễn sau khi họ đã đánh bại Tây Sơn.<ref>''Phong trào nông dân Tây Sơn'' - PGS Nguyễn Phan Quang; ''Việt Nam thời Tây Sơn - Lịch sử nội chiến 1771-1802'', Tạ Trí Đại Trường</ref>.
 
Anh em Nguyễn Huệ làm học trò cho Giáo Hiến ở An Thái, người này đã diễn giải lời sấm ''Tây khởi nghĩa, Bắc thu công'' để khuyên Nguyễn Nhạc khởi binh. Nguyễn Nhạc cất binh khởi nghĩa năm [[1771]], xây dựng căn cứ chống chính quyền chúa Nguyễn tại Tây Sơn, với danh nghĩa diệt trừ quyền thần Trương Phúc Loan, tôn phò Hoàng tôn Dương.<ref>Lịch sử nội chiến Việt Nam từ 1771-1802, Nhà xuất bản công an nhân dân, 2007, tr 52,..., 57</ref>Trong giai đoạn xây dựng thế lực, Nguyễn Huệ đã giúp Nguyễn Nhạc xây dựng kinh tế và huấn luyện quân sự. Với sự ngầm trợ giúp về mặt tâm lý của thầy giáo Hiến và bản lĩnh cá nhân, Nguyễn Huệ đã nhanh chóng xây dựng được uy tín cho lực lượng Tây Sơn và cả cho cá nhân mình. Chẳng bao lâu sau, lực lượng của nhà Tây Sơn mỗi ngày mỗi lớn và vững vàng. Những người hợp tác đầu tiên với nhà Tây Sơn có [[Nguyễn Thung]], [[Bùi Thị Xuân]], [[Vũ Văn Dũng|Võ Văn Dũng]], [[Võ Đình Tú]], [[Trần Quang Diệu]], [[Trương Mỹ Ngọc]], [[Võ Xuân Hoài]]. Về sau, kẻ sĩ gần xa đến hưởng ứng thêm đông. Lực lượng Tây Sơn không những đánh đâu thắng đó mà còn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân và lấy của người giàu chia cho người nghèo<ref>{{harvnb|Largo|2002|p=104}}</ref>