Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cảnh Dương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bổ dung điều kiện xã hội và trích dẫn nguồn.
Bổ sung thông tin Nghề chủ yếu ở Cảnh Dương
Dòng 43:
 
== '''3. Điều kiện xã hội''' ==
Với một vị trí địa lý thuận lợi có đường thiên lý Bắc - Nam, con sông Roòn nối liền miền ngược với miền xuôi, cửa biển thông ra biển Đông, thuận lợi cho nghề chài lưới, đánh bắt cá, tôm... thuyền bè giao lưu buôn bán, nên người Cảnh Dương từ Cồn Dưa qua Lòi Mắm  khi đền định cư đã nhận thấy đây là một vùng đất sinh lợi, có thể tiếp cận với biển cả để gắn bó lâu dài với biển. Từ đó, người dân Cảnh Dương đã xác định con đường làm ăn sinh sống với các nghề: chài lưói, vận tải biên, buôn bán hàng hóa,...
* '''''Nghề nghiệp chủ yếu:''''' Nghề chài lưới là nghề cổ truyền của làng Cảnh Dương, được gọi là "Đại nghề", bỏi lưới là loại ngư cụ có sản lượng đánh bắt lớn, phạm vi hoạt động của lưới rộng, chủ động. Trong nghề lưới gồm có lưới rê, lưới rùng, lưới trủ; lưới rê là nghề chính, được những vị tiền khẩn và đổng khẩn mang theo từ quê cũ khi vào đây lập nghiệp và là nghề chài lưới đầu tiên ở cửa biển lạch Roòn, ỏ Quảng Bình chỉ người Cảnh Dương mới có nghề này. Nghề lưới rê có ữình độ tổ chức cao, quy ước chặt chẽ. Thuở trước, lưới rê chỉ có lưới bả, lưới gai, ngày nay lưới rê phát triển thành nhiều loại: rê khod, rê lộng, lưới ba, lưới tư, lưới cước, lưới ni lông; đánh cá nổi hoặc đánh cá đáy. Cùng nhiều nghề cá mới có năng suât cao như: đánh cá bằng đèn ánh sáng, lưới đánh tôm, lưới đánh mực, lưới vây; với ngư trường được mở rộng gồm hàng trăm thuyền gắn máy, tàu xa bờ đánh bắt cá bôn mùa, đã thu hút số đông lao động chính ở Cảnh Dương. Bằng nhiều phương tiện đánh bắt được cải tiến hiện đại, tàu công suât lớn đi biển dài ngày, mỗi năm Cảnh Dương đánh bắt được hàng nghìn tấn cá, tôm và nhiều đặc sản quý hiếm, làm giàu cho quê hương, đất nước. Ngoài nghề lưới, ở Cảnh Dương còn có nghề câu, nghề này dụng cụ đơn giản, nhưng về mặt kỹ thuật thì đòi hỏi cao hơn mới bắt được cá. Nghề câu có câu tay và câu vàng, câu chằng (loại câu có nhiều lưỡi câu). Nhiều gia đình Cảnh Dương có nghề câu "gia ữuyền" như: câu cá song, cá sủ, vạt ngứa, đom nhoài, chạy rựa, câu mực, dong chổi. Nghề thả bóng là một nghề kỹ thuật, nhử tôm vào rọ để bắt, gồm có "bóng hồng" (cá hổng) và "bóng tôm" (tôm hùm). Hiện nay còn có bóng ốc hương, bóng mực lá. Nghề mành rút là nghề "thả rạo" để nhử cá đến trú ẩn mà bắt, nghề này thường đánh cá vụ Nam. Ngoài ra, các nghề đánh te, lặn ruốc, đi kheo cũng là những nghề truyền thống. Sau năm 1995 có thêm nghề giả tôm cho hiệu quả kinh tế khá cao. Nghê' chế biên nuóc mắm ỏ làng Cảnh Duơng cũng đuợc phát triển rất sớm và nổi tiếng vói huơng vị thơm ngon ở miền Trung. Nổi tiếng là danh hiệu nước mắm Hàm Hương, "nước mắm ngự" công vua. Làng nghề nước mắm "Dân biết mặt, nước biết tên" từ buổi ây1. Nước mắm Cảnh Dương đã có mặt từ Phú Xuân (Huê) đền Thăng Long (Hà Nội). Trong những năm đầu thế kỷ XX đến Cách mạng Tháng Tám 1945 là thời kỳ phát đạt của nghề chế biến nước mắm Cảnh Dương, mỗi năm sản xuất khoảng bốn triệu lít nước mắm của hơn 40 nhà chế biên cỡ lớn và vừa   . Với ngư trường có sản lượng cao và có các cửa sông lạch trong vùng là sông Gianh, sông Dinh, sông Nhật Lệ, sông Eo Áng ở Hà Tĩnh, Cảnh Dương có gần 100 hộ chuyên làm nghề chế biến nước mắm, còn phần đông các hộ gia đình ở Cảnh Dương đều có một đêh hai vại nước mắm gia dụng, khi thị trường đòi hỏi cũng pha chế làm hàng hóa đưa ra thị trường trao đổi. Nghề chế biến nước mắm là nghề làm kỹ thuật và thuộc lao động nặng nhọc "vào lò, ra chảo" phải qua nhiều công đoạn; con cá đánh bắt về phải qua ướp muối, dang nắng, nâu, lọc, màu, câ't giữ. Mỗi công đoạn có bí quyết kỹ thuật riêng mới tạo ra thành phẩm cuối cùng, đảm bảo chất lượng, màu sắc hấp dẫn. Nghề chế biến, buôn bán nuớc mắm lớn cần phải có vốn lớn để mua sắm nguyên liệu, phương tiện chế biến, cất giữ, chuyên chở. Đổng thời cũng đòi hỏi có đầu óc kinh doanh, quản lý giỏi. Nghề chế biến, buôn bán hải sản, đặc biệt là nghề chế biến nuớc mắm đã đưa lại nguồn lợi lớn, giúp người dân Cảnh Dương tạo dựng cuộc sống trù phú, giàu có, thịnh vượng. Nhưng trong thời kỳ thực hiện cơ chế tập trung vào các doanh nghiệp quốc doanh đã làm cho nghề chế biến nuớc mắm Cảnh Dương có phần bị mai một. Từ ngày đất nước đổi mói vói việc sản xuất, quản lý, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nghề chế biến nước mắm của làng Cảnh Dương đã được nhiều gia đình phục hổi trở lại. Người dân chài Cảnh Dương coi sông biên là đổng ruộng, nên "đường biển,/ là đặc trưng riêng của cư dân nơi đây. Từ truyền thống "dẫn đường đạo lộ, vận chuyển quân lương" mở ra thêm nghề vận tải thủy cho nhân dân làng biển Cảnh Dương. Trên những con thuyền buồm dáng đóng chắc chắn, có thể chịu được sóng to, gió lớn, thủy thủ Cảnh Dương có mặt khắp các biển, sông, rạch trong Nam, ngoài Bắc. Từ vận tải nhỏ lẻ ở các sông, luồng lạch trong tỉnh, đến khi yêu cầu vận tải trao đổi hàng hóa lớn tăng lên họ đã sáng lập ra vạn thuyền để quản lý điều hành, hỗ trợ, bảo vệ lân nhau khi gặp sóng to, gió lớn. Vạn thuyền ra đời là buớc khẳng định nghề hàng hải của làng Cảnh Dương đã trưởng thành, vươn lên, biết buôn bán đem lại nguồn lợi, sự phồn vinh cho cuộc sông. Chính truyền thông vận tải thủy của ông cha đã rèn luyện nên những thủy thủ tài ba của Cảnh Dương, để cống hiến, đóng góp cho hai cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc đóng và sửa chữa thuyền, ghe là không thể thiếu khi phát triển nghề câu lưới, chế biến, buôn bán nước mắm và vận chuyên vì những nghề đó đều phải dựa vào thuyền, ghe làm phương tiện đi lại, chuyên chở hàng hóa. Đóng và sửa chữa thuyền, ghe trở thành nghề dịch vụ quan trọng. Ghe, thuyền làng biên Cảnh Dương phải đóng nhiều loại, theo chức năng, kích cỡ, trọng tải khác nhau. Với công việc 
thường xuyên, đại trùng tu ghe, thuyền định kỳ, đóng các loại thuyên như để đi câu, đi lưới, xuồng và các loại công cụ cho các loại ghe, thuyền, nên người đóng ghe, thuyền cần phải có sức khỏe, kỹ thuật, mẹo mực mới có những chiếc ghe, thuyền có dáng vóc phù hợp, chịu đựng được sóng to, gió lớn.
 
Người Cảnh Dương buổi đầu lập nghề chỉ đóng được thuyền nhỏ phục vụ cho nghề lưới câu. Muốn đóng thuyền lớn từ 30 tấn ữở lên phải mời thợ Hoàng Lao từ Nghệ An về. Qua nhiều đời làm ăn, một số thợ đã định cư, xây dựng gia đình và dần dần trở thành lực lượng đóng thuyền và truyền nghề cho con cháu, bạn bè. Làng biển Cảnh Dương có thêm một nghề không những để một bộ phận dân cư làm ăn, sinh sống mà còn nổi tiếng đóng góp những chiếc thuyên tràng đà phục vụ vận tải lương thực cho đại quân Nguyễn Huệ và những chiếc ghe "sơn đậu" chuyên dụng chuyên chở nước mắm, buôn bán hàng hóa ra Bắc vào Nam. Những đoàn thuyền vận chuyển lương thực, vũ khí đã góp phần vào thắng lợi cho hai cuộc kháng chiên chống Pháp và chống Mỹ, cũng như sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của quê hương, đất nước.
 
Nghề buôn bán của làng Cảnh Dương khỏi phát từ nghề chê biên nước mắm, nghề vận tải thủy chở hàng vào Nam ra Bắc mà tạo thành. Phụ nữ Cảnh Dương là đội quân chủ lực trong trao đổi, buôn bán, giao lưu hàng hóa ở chợ Hôm của làng cũng như các chợ trong vùng Roòn. Họ là những người đòn gánh đè vai, chắt chiu lưng vốn, tạo lập nghề sinh sông, từ hàng hóa thủy sản tươi sống, chế biên của làng sản xuất, đền các loại hàng hóa nông sản, lâm sản của bà con trong vùng được các chị em Cảnh Dương chịu khó đi các chợ ữong huyện vừa bán, vừa mua về ữao đổi. Do đó, hàng hóa mua bán tại xã rất đa dạng, phong phú, dê mua, dê bán, kể cả các loại hàng bách hóa, hàng xén, các hàng quý hiếm từ Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Huế, có cả hàng từ Sài Gòn, Phú Quốc, Phan Thiết đưa ra.
 
Từ thập niên 1930, khi giao thông phát triển, một số chị em lại đi buôn hàng chuyến bằng xe ô tô theo các tuyến: Hà Nội - Vinh - Huế - Sài Gòn.
 
Do đặc điểm kinh tế, điều kiện giao thông thuận lợi, chợ Cảnh Dương phát triển thành chợ trung tâm trao đổi, buôn bán hàng hóa của vùng Roòn, một số xã vùng quốc lộ và vùng giáp Đèo Ngang huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh.
 
==Chú thích==