Khác biệt giữa bản sửa đổi của “T-72”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Kongviet (thảo luận | đóng góp)
Kongviet (thảo luận | đóng góp)
Dòng 192:
 
Pháo chính của các phiên bản T-72 là giống nhau về cỡ nòng, nhưng sức mạnh hỏa lực giữa các phiên bản thì rất khác nhau tùy theo hệ thống điều khiển hỏa lực và loại đạn sử dụng. ở thời điểm cuối thập niên 1980, những phiên bản của T-72 có thể chia làm ba nhóm:
*Các xe T-72 phiên bản cấp thấp dành cho xuất khẩu và bị cắt giảm tính năng để tránh bị lộ công nghệ (T-72M, T-72M1): Các phiên bản này thường chỉ được trang bị loại đạn [[3BM9]] lõi bằng thép cứng chế tạo năm 1962, có thể bắn xuyên 290mm thép ở cự ly 2.000 mét (đủ sức bắn xuyên giáp trước các loại xe tăng phương Tây thập niên 1970 như [[M60 Patton]], [[Leopard 1]]...). Hệ thống điều khiển hỏa lực cũng bị cắt giảm, chỉ ở mức tối thiểu (khôngchỉ có kính ngắm ban đêm thụthế độnghệ đầu, không có máy tính đạn đạo, máy đo xa laser).
*Các xe T-72 phiên bản trung cấp dành cho những nước đồng minh thân cận ở Đông Âu (như Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc...) thì có thể được trang bị loại đạn tiên tiến hơn (lõi bằng thép-niken-tungsten) như [[3BM22]] chế tạo năm 1976 (có thể bắn xuyên 430mm thép ở cự ly 2.000 mét), hoặc [[3BM26]] chế tạo năm 1983 (có thể bắn xuyên 450mm thép ở cự ly 2.000 mét), đủ sức bắn hạ các loại xe tăng phương Tây ở thập niên 1980 như [[M1 Abrams|M1A1]], [[Leopard 2|Leopard 2A1]]).
*Các xe T-72 phiên bản cao cấp dành cho quân đội Liên Xô (T-72A, T-72B) thì được trang bị hai loại đạn cao cấp: loại [[3BM32]] lõi bằng [[uranium nghèo]] (chế tạo năm 1985) có thể bắn xuyên 560mm thép ở cự ly 2.000 mét, hoặc loại [[3BM42]] lõi bằng [[tungsten]] (chế tạo năm 1986) có thể bắn xuyên 500mm thép ở cự ly 2.000 mét<ref name="fofanov.armor.kiev.ua">http://fofanov.armor.kiev.ua/Tanks/ARM/apfsds/ammo.html</ref>, đủ sức bắn xuyên giáp trước các loại xe tăng hiện đại nhất của phương Tây ở đầu thập niên 1990 như [[M1 Abrams|M1A1 HA/HC]], [[Leopard 2|Leopard 2A4]]. Hệ thống điều khiển hỏa lực khá hiện đại theo tiêu chuẩn thời bấy giờ (có kính ngắm đêm thế hệ 2, máy tính đạn đạo, máy đo xa laser))
 
Sau này, Nga tiếp tục cải tiến và cho ra đời những loại đạn 125mm mới. Đạn xuyên giáp động năng kiểu mới 3BM-69 (lõi bằng [[uranium nghèo]]) hoặc 3BM-70 (lõi bằng [[tungsten]]) chế tạo năm 2005 có thể xuyên thủng 800 - 900mm thép cán tiêu chuẩn ở cự ly 2.000m<ref>http://dziennikzbrojny.pl/artykuly/art,5,19,9828,wojska-ladowe,czolgi,pokonac-pancerz-czesc-iii-dane-amunicji-apfsds-t</ref>, có khả năng chọc thủng giáp trước của các loại xe tăng hiện đại nhất của phương Tây ở thập niên 2010 như [[M1 Abrams|M1A2]], [[Leopard 2|Leopard 2A7]]... từ khoảng cách 1.500 tới 3.000 mét.