Khác biệt giữa bản sửa đổi của “T-72”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Kongviet (thảo luận | đóng góp)
Kongviet (thảo luận | đóng góp)
Dòng 185:
T-72 được trang bị vũ khí và đạn dược giống như T-64<ref name="fas"/>, nhưng hệ thống điều khiển hoả lực kém hơn T-64. Để giảm chi phí chế tạo (T-72 là dòng xe tăng giá rẻ sản xuất đại trà), các phiên bản T-72 thập niên 1980 không có hệ thống điều khiển bắn tự động như dòng xe tăng "cao cấp" [[T-64]]/[[T-80]]. Hệ thống ngắm bắn 1A40-1 tuy đơn giản và đáng tin cậy nhưng không có các tính năng hiện đại như hệ thống điều khiển hỏa lực 1A45 "Irtysh" sử dụng trên [[T-80]]U/UD. Đến đầu thập niên 1990, các phiên bản nâng cấp của T-72 là T-72BU và [[T-90]] mới trang bị hệ thống điều khiển bắn tự động.
 
Vũ khí chính của T-9072 là pháo nòng trơn 125 ly, các phiên bản đầu được trang bị loại pháo 2A26M2 (tên khác là D-81T), trong khi các phiên bản sau (T-72A) được trang bị loại pháo 2A46M (tên khác là D-81TM). So với D-81T, loại 2A46M có khả năng bắn chính xác hơn (do được bọc ốp cách nhiệt làm giảm độ cong nòng) và tuổi thọ nòng pháo cao hơn (900 phát so với 600 phát bắn sử dụng liều phóng tối đa), đồng thời có thể dễ dàng tháo gỡ khỏi tháp pháo để sửa chữa ngay cả trong điều kiện chiến trường. Phiên bản T-72B thì trang bị loại 2A46M-1, T-72S là 2A46M-4, và đến phiên bản T-72B3 thì sử dụng pháo 2A46M-5, có tuổi thọ nòng được nâng cao thêm nữa (đạt 1.200 phát bắn)<ref>http://fofanov.armor.kiev.ua/Tanks/ARM/2a46.html</ref>.
[[Tập tin:T72 crew.svg|290px|nhỏ|trái|Bố trí bên trong của T-72]]
Trong thiết kế của T-72 có áp dụng giải pháp đột phá của [[T-64]] là hệ thống [[nạp đạn tự động]], giúp làm giảm số thành viên trong tổ lái từ 4 người của T-62 xuống còn 3 người, đồng thời giúp giảm kích thước tháp pháo (điều này giúp xe khó bị trúng đạn hơn cũng như làm giảm bớt khối lượng xe tăng). Dù mang pháo mạnh, giáp dày hơn hơn nhưng tháp pháo của T-72 lại nhỏ hơn [[T-62]], điều này rất có lợi trong chiến đấu (xe khó bị trúng đạn và dễ ẩn nấp hơn).