Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cảnh Dương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bổ sung chức danh ở xã.
Bổ sung phong tục tập quán.
Dòng 193:
Ong nguyên là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh [[Phú Yên]], sinh năm 1917 tại xã Cảnh Dương. Do sớm giác ngộ cách mạng, năm 22 tuổi, thầy giáo Lê Đài rời quê hưong vào tỉnh Phú Yên dạy học. Trong Cách mạng Tháng Tám 1945, thầy giáo Lê Đài tham gia cướp chính quyền ở tỉnh lỵ Sông Cẩu, nhận trọng trách chủ nhiệm Việt Minh (tổng Xuân Đài) và sau đó đuợc điều động về tỉnh. Trong chín năm kháng chiến, đổng chí Lê Đài giữ nhiều trọng trách của tỉnh Phú Yên: ủy viên Thường vụ [[Tỉnh]] ủy, Phó Chủ tịch Úy ban hành chính kháng chiến tỉnh phụ trách công tác dân quân, Phó Bí thu Tỉnh ủy kiêm chính ữị viên tỉnh đội Phú Yên. Sau Hiệp định Giơnevơ, tháng 7-1954 Thường vụ khu ủy khu V phân công đồng chí Lê Đài ờ lại miền Nam, tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến, giữ trọng trách bí thư Tỉnh ủy Phú Yên. Trong những ngày đen tối nhất của cách mạng miền Nam, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Lê Đài cùng vói một số đổng chí được phân công xây dựng, củng cố tổ chức Đảng và các cơ sở cách mạng. Ngày 27-5-1955, trên đường đi công tác tại xã Xuân Lãnh (huyện Đổng Xuân), đổng chí Lê Đài bị địch phát hiện, vây bắt. Đổng chí đã kiên cường chống trả, làm bị thương một sô' tên, nhưng địch quá đông, đổng chí đã bị giặc bắt và biệt giam tại nhà lao Phú Yên. Trong địa ngục trần gian của lao tù Mỹ - Diệm, người cộng sản Lê Đài vân một lòng sắt son với Đảng, trong nanh vuốt của kẻ thù vân kiên trung không chịu đầu hàng. Sau chín tháng bị kẻ thù tra tân bằng những thủ đoạn dã man, đổng chí Lê Đài đã trút hơi thở cuối cùng trong nhà lao Mỹ - Diệm vào ngày 26-10-1956. Đổng chí Lê Đài đã vĩnh viễn ngã xuống, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Nhưng kẻ thù vô cùng thâm độc, đã dựng lên màn kịch vu cáo lập lờ, làm cho người đảng viên cộng sản Lê Đài tiếp tục "hy sinh" 35 năm trong lòng đổng bào đổng chí. Sau này, Tỉnh ủy Phú Yên đã dày công sưu tầm, kiểm tra thông tin, tài liệu trong 10 năm để làm rõ những uẩn khúc về sự hy sinh cao cả của người bí thư Tỉnh ủy và ra quyết định kết luận những vân đề lịch sử liên quan đến đổng chí Lê Đài. Ngày 16-10-1991, Tỉnh ủy Phú Yên long trọng tổ chức lễ tưởng niệm đổng chí Lê Đài - người bí thư Tỉnh ủy đẩu tiên thời kỳ đâu tranh cách mạng chống Mỹ, cứu nưóc, đã hy sinh oanh liệt trong nhà tù Mỹ - Diệm.
 
Năm 2008, nhân kỷ niệm 52 năm ngày đổng chí [[Bí thư Tỉnh ủy (Việt Nam)|Bí thư]] Tỉnh ủy Lê Đài hy sinh, theo nguyện vọng của nhiều vị lão thành cách mạng ỏ tỉnh Phú Yên, để bày tỏ lòng thành kính tri ân ngưòi cán bộ cách mạng trọn đời vì dân, vì Đảng, tôn vinh một người cộng sản kiên trung, Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên đã quyết định lây tên đổng chí đặt tên cho một con đường ở thành phố [[Tuy Hòa]]. (Bài viết được trích dẫn bởi Anh Tài - Cảnh Dương<ref name=":0" />).
 
== '''Phong tục tập quán''' ==
'''1. Phong tục lễ tết'''
 
Những phong tục tập quán tế lễ, hội hè, cưới hỏi, ma chay ở làng Cảnh Dưong vôh có từ lâu đời. Làng có truyền thông sinh hoạt ăn ở nền nếp. Thôn, xóm dân cư đông đúc nhưng nhà cửa, lối xóm, đường thôn được xây dựng quy củ, sạch sẽ, tạo đường nét văn minh từ ngày lập làng và phát triển đền ngày nay.
 
Đòi sông văn hóa các xóm, thôn của xã Cảnh Dưong rất phong phú, đa dạng và mang đậm bản sắc của một vùng quê. Phong tục tập quán thờ cúng, tế lễ, hội hè, ma chay, cưới xin, cách ứng xử, giao tiếp và nhiều nét đẹp khác đã tác động sâu sắc tới đời sống tinh thần của mỗi người dân Cảnh Dương cho dù họ sinh sống ở đâu. Tế lễ là một tín ngưỡng thờ thần linh mang tính cộng đổng, nhằm bày tỏ lòng tri ân và cầu mong điều tốt lành trong cuộc sống.
 
Một năm có nhiều lễ tiết, nhưng Tết Nguyên đán đầu năm giữ vị ữí quan trọng nhâ't, sau đó là các lễ tiết khác như Thượng nguyên (15 tháng Giêng), Đoan Ngọ (5 tháng 5), Trung nguyên (15 tháng 7), Hạ nguyên (15 tháng 10).
 
Trong ba ngày Tết Nguyên đán lại có những lễ có vị trí và ý nghĩa khác nhau:
 
Lê thượng nêu vào ngày 30 tháng Chạp, ngày cuối cùng của năm âm lịch và hạ nêu ngày 7 tháng Giêng (ngày nay đon giản chỉ thường từ ngày 30 tháng Chạp đên mồng 3 tháng Giêng).
 
Lì tất niên vào chiều 30 Tết, là buổi tụ họp gia đình sau một năm cần cù lao động, những người đi làm ăn xa cũng về trước lễ trừ tịch để chung vui cùng gia đình mình.
 
Trong những ngày Tết đầu năm, mọi người đều tự nhận thức được ý nghĩa sâu xa: "Hội tụ đoàn viên, gắn bó tình cảm họ tộc, cộng đổng làng xóm, ngày lành tháng tốt, xóa bỏ đi những giận hờn, cãi vã và hiềm khích". Đó chính là sợi chỉ đỏ về ý nghĩa nhân văn đạo đức của ngày Tết.
 
Đêm 30 Tết, ở các đình chùa, miêu tự đều có lễ dâng hương thành kính. Đình Thành Hoàng, đình Tổ là nơi tổ chức các lê, quy tụ các tầng lớp dân cư đền tưởng niệm, lạy bái thần linh.
 
Lỗ giao thừa vào lúc 12 giờ đêm ngày 30 Tết là thời diêm quan ữọng, thiêng liêng giao giữa năm cũ và năm mới.
 
Làng Cảnh Dương có tục đốt lửa trong lễ giao thừa tại đình làng. Sau khi tiến hành lễ giao thừa, ông Chánh lễ trân trọng cầm ngọn đuốc châm từ chính điện đi ra sân đình đốt vào đống củi to, ngọn lửa cháy thành đống than hồng đỏ rực. Đây là lửa của thần linh, của giang sơn nên mọi người dân Cảnh Dương đều được đưa ngọn lửa thần về nhen lại trong bếp gia đình để giữ ữuyền thông và may mắn trong năm. Do đó, dân làng rất thành kính coi trọng lê giao thừa, từ các ngả đường, người lớn, trẻ em cùng nhau ra đình làm lê và lấy lửa hổng về cho bếp nâu nhà mình, ngọn lửa thiêng liên tục được nhóm lên trong ba ngày Tết cho đến lê đốt vàng đưa ông bà về cõi cực lạc. Cảnh Dương còn giữ lê Nguyên đán, được tiến hành vào lúc rạng đông ngày 1 tháng Giêng. Thời điểm từ lễ giao thừa đến lễ Nguyên đán, các gia đình đều thắp hương cúng vái những nơi có thờ tự từ bàn thờ tổ tiên, bếp, thiên đài, cửa ngõ, tàu thuyền, phương tiện sản xuât theo quan niệm "Đất có thổ công, sông có hà bá".
 
Le châm đạc (động mõ) vào ngày mồng 3 Tết. Đây là ngày trọng thể được dân làng quan tâm, cũng là ngày phần đông các gia đình cúng "đốt vàng" để đưa tiễn ông bà sau những ngày ăn Tết cùng con cháu.
 
Sáng tinh mơ, từ ữong nội đình ra đến tận các sân thượng hạ, các loại đổ thờ, bát bửu, cờ thẻ, lọng tán được ữang trí nghiêm trang, lộng lẫy. Từng nhịp trống tam thất hòa cùng mã não, trống lớn thôi thúc mọi người nô nức tham gia.
 
Lỗ gồm hai phần: rước thần về đàn động mõ, lễ động mõ và rước thần trở lại đình.
 
Ban hành lễ gồm hai bộ phận: văn và võ; văn chuyên lo việc tế lê, võ chuyên lo việc rước sách. Bộ phận quan viên bản văn gồm chánh lê, bổi tê' xướng lễ, tín hiệu và các quan viên phục dâng hương, dâng rượu. Bộ phận quan viên bên võ gồm đại hiệu, người chỉ huy buổi rước, các vị phụ tá kim thanh, tiểu cổ, các quan viên cầm thẻ bài, cờ lệnh, đội bài ban do hai tiền hô điều khiên và một số tráng đinh phục dịch việc cắm cờ, lọng tán, gánh kiệu rước.
 
Toàn bộ quan viên chức sắc, nho sinh, xã nhiêu, nộp dịch trực tiếp phục vụ buổi lễ là gần 100 người. Tất cả đều mặc trang phục nghiêm chỉnh, theo đúng quy định lễ phục.
 
Rước động mõ có hai kiệu, kiệu chính nhỏ, được chạm trổ tinh vi, kết cấu đầu rồng, đuôi phượng, được đặt một chiếc bổ hương lớn có cắm một chiếc tàn nhỏ xinh để che bổ hương. Chiếc bổ hương được thắp một cây hương to, với đường kính 3 cm, dài 60 cm, thắp cháy từ 1 - 2 ngày mới tàn. Buổi rước chính là chiếc bổ hương đặt trên kiệu, đây là chiếc bổ hương tượng trưng cho cộng đổng thần linh và được tôn sùng là linh thiêng nhẩt.
 
Đàn động mõ là một bãi cát sạch sẽ, được trang trí tôn nghiêm giữa trời vói nhiều đẳng thư đặt bồ hương cộng đổng, cờ thẻ các bộ tam ngũ sự, cờ xí, các đổ bát bửu trong khuôn viên đình Đụn. Từ đình Lớn đến đình Đụn đi hơn 500 m, với nghi lễ rước trang nghiêm, thành khẩn, với thời gian rước hơn một giờ, mới đặt bổ hương cộng đổng vào vị trí đàn; khi toàn bộ đội hình văn đã ở tư thế sẵn sàng, ban hành lễ tiến hành lễ cáo yết trời đất gọn nhẹ với một tuần hương, lễ châín đạt khởi hành, vị quan viên được làng cử làm nhiệm vụ động mõ khoan thai tiến vào đăng đàn lạy tạ, nhận dùi mõ và tiến về vị trí đặt mõ thực hiện động mõ. Vị quan viên được làng cử động mõ không những phải hiểu lễ nghi mà phải bình tĩnh, chủ động, mới đánh mõ (đúng 100 tiêng) với khoảng cách đều đặn cùng tiêng vang của âm thanh mõ làm lay động lòng người.
 
Từ lễ đốt lửa ở đình vào đêm giao thừa, từ tiêng động mõ đầu năm mói, nhiều người dân của làng đã chiêm nghiệm, luận ra sự hưng thịnh, bình yên của làng trong năm tói.
 
'''2. Lễ kỳ yên:''' sau lễ động mõ, các vạn, phường, các thuyền câu lưới, chị em buôn bán chọn ngày xuất hành, lại một dịp pháo nổ, nhất là ở cửa lạch khi các thuyên bắt đầu ra cửa lạch. Sau lễ Tết đầu năm mới, lê kỳ yên hay cầu yên được tổ chức, đây là một hình thức tín ngưỡng tổn tại trong đời sống và tâm thức của cộng đổng người Việt từ bao đòi. Le do làng chủ trì, có sự tham gia của các gia đình với cô xôi, nải chuối theo lòng thành. Buổi lễ bắt đầu từ đình Tổ và kết thúc tại bãi kỳ yên.
 
Ngày nay, ở nhiều làng quê, để cầu mong cho con dân đi làm ăn tiên đổng, ngoài bãi, trên sông biển, noi núi rừng đều được thuận lợi, may mắn, ngày mùng 7 hạ nêu cũng là ngày tiên hành lê khai hạ của làng.
 
Ở làng Cảnh Dương cũng có lễ cầu ngư, cầu mùa được tổ chức thường niên vào ngày rằm tháng Giêng.
 
Lê tế tổ tiên ở làng Cảnh Dương được tiến hành trang nghiêm. Trong buổi lễ, sau phần dâng hương, dâng rượu, nội dung quan trọng là đọc bản chúc văn để thỉnh mời chư vị tổ tiền khai khẩn, đổng khẩn và những người có công đủ điều kiện được làng thờ phụng (người xưa thường đọc lại hương ước của làng để nhắc nhở mọi người ghi nhớ).
 
Vật phẩm lễ gồm cỗ xôi, con gà, thịt lợn của làng, còn các gia đình thì chuẩn bị cỗ xôi, con gà. Sau lễ, ban ngũ huơng, hội đổng hào mục, hội tu văn họp đê hoạch định việc làng cho năm sau.
 
Ở Cảnh Duơng còn có lễ hội mùa xuân, lễ hội này vân được lưu giữ lại trong một bộ phận dân cư. Phần lễ chỉ mang tính tưởng niệm, biểu thị lòng tôn kính với thần linh và cầu mong được phù hộ, ban phước lành, đó là mong muốn của cả cộng đổng nên do cộng đồng chủ trì tổ chức. Thông thường hằng năm chỉ có rước cô gà, cô chén và tế thần trong ba ngày đêm, tập trung vào chiều và tối.
 
'''3. Lễ tế ngưu:''' vật phẩm tế ngưu ngày xưa phải là trâu, sau này chuyển sang bò. Buổi lê này cũng như buổi lễ tế tổ, phần quan trọng là đọc chúc văn, bản chúc văn là lòi chúc tụng và danh sách thỉnh mời chư vị thần linh, các vị khai khẩn, các vị quan có công vói làng được ghi rõ tên tuổi, chức vụ theo thứ tự câp bậc, công lao. Tuy danh sách thỉnh mời nhiều nhưng tập trung vào hai loại:
 
-   Thần linh huyền thoại được xem như thật vì có chức vị, có sắc phong của các triều vua, được phong loại thượng đẳng thần, thuộc loại siêu nhân.
 
-  Người của làng có công đức là các vị khai khẩn đêh các danh nhân có công với làng, kể cả những người đóng góp tiền cho làng thuộc hàng hậu thần, hậu tự.
 
Sau khi lễ xong, vật phẩm được phân chia để đi kính các vị chức sắc từ tiên chỉ, thứ chỉ, đên các vị hào mục chức sắc theo vị trí phẩm hàm. Số còn lại được chia đều thành từng phần cho tất cả mọi gia đình như lễ tế tổ.
 
Buổi lễ tế ngưu mở màn cho hội làng. Sau đó lê hội diễn ra ữong ba ngày đêm. Ngày nào cũng tiền hành hai lê rước cổ và một buổi tế thần, từ 4 giò chiều đền 4 giờ sáng.
 
Rước cỗ gà, cỗ chén là rước cô để về cúng thần chứ không phải rước thần. Đoàn rước sắp xếp đội hình cũng gần giống như rước động mõ. Buổi rước được tiến hành theo nghi lễ, từ lúc rước cô từ nhà chủ về đình làng theo đúng giờ quy định.
 
Rước chúc văn được tiến hành sau khi rước cô gà, cô chén xong. Buổi rước chuyển về đêm được những ánh đèn tỏa sáng làm cho buổi rước càng thêm uy nghiêm, trọng thể. Buổi rước là đưa bản chúc văn từ hội sở tư văn về đình Lớn. Chúc văn cũng là bản thiếp chúc tụng lại mọi vị thần linh, các vị tiền bối, người có công với làng nên càng tôn thêm sự cung kính, trọng thể. Khi chúc văn được đặt đúng vị trí, toàn bộ văn, võ có trách nhiệm của các buổi rước chuyển sang lễ tế thần.
 
Tế thần là một buổi chiêu đãi tượng trưng của dân làng đối vói chư vị thần linh và tổ tiên tiền bối mà làng đã thờ tự. Tế thần là một nghi thức tín ngưỡng và văn hóa dân gian thu hút các tầng lớp con em của làng xã đến xem với tấm lòng trân trọng.
 
Cảnh Dương còn có một loại hình "ca đình sở, rước du xuân" được tiền hành năm năm một lần, địa điểm tại đình Đụn. Buổi rước đưa các vị thần linh từ nội đình ra quảng trường đúng theo các công đoạn như buổi rước động mõ; chỉ khác về quy mô, đội hình gâp ba lần, với nhiều nghi thức bổ sung như thị nam, thị nữ, đánh cờ ngưòi, nấu cơm và các trò vui khác. Ca đình sở, rước du xuân cắm trại dã ngoại tại đình Đụn năm hoặc bảy ngày đêm và cùng dân làng vui vẻ liên hoan du ngoạn. Mãn hạn mới ruóc các vị thần linh về đình làng.
 
Từ tế lễ, hội hè, việc làng, việc xóm, việc thôn đền việc họ, giô những bậc khai sinh dòng họ đên giô tổ hên, ông bà, cha mẹ, đuợc hên hành tùy theo gia phong, không cần mâm cao cô đầy. Việc giô họ và giỗ ông bà, cha mẹ vừa là đạo hiếu, bày tỏ lòng tri ân tiên tổ, cha mẹ, vừa là dịp để con cháu tụ hội, giáo dục ý thức huyết thông dòng tộc, thêm gắn bó, yêu thuơng, đùm bọc lẫn nhau.
 
'''''Tang lễ:'''''
 
Việc hiểu rất được nhân dân trong làng, xóm, thôn, họ tộc quan tâm. Với ý thức "nghĩa tử là nghĩa tận", khi có người qua đời thì trong họ tộc, trong thôn xóm, mọi người đều đến viếng thăm, chia buồn và giúp đõ. Trưởng tộc làm lễ cáo yết tổ tiên, thông báo bà con trong họ tộc đến lo tang đám với tang chủ.
 
Trong đám tang, có đội phục dịch đưa tang chuyên nghiệp, khoảng 40 người hợp thành một phường, do một cụ làm phường trưởng. Trách nhiệm chính của họ là khiêng nhà đưa, linh xa... đến mộ chí và trả lại nhà bảo quản. Đội phục dịch được hưởng tiền thù lao của gia chủ theo nội quy quy định và tiền thưởng của gia chủ tùy theo lòng hảo tâm. Những gia chủ nghèo, đội cúng lại một số tiền hương khói, đó là lòng hảo tâm giúp đỡ nhau.
 
Các nghi thức nhập quan thành phục (chít khăn tang), phát tang, hạ huyệt đã trở thành thông lệ phải tuân thủ. Người ta căn cứ vào tuổi người mất, ngày giờ mâ't mà vận dụng để định giờ, ngày tiên hành những nghi thức hên. Các cố lão mâ't, thì hàng chắt được chít khăn vải điều, vải vàng.
 
Đám đưa tang là trọng tâm của thời gian tang lễ. Le đưa tang có nhà đưa để linh cữu người quá cố; linh xa để bài vị, bổ hương người chết và lổng triệu ghi tên tuổi, quê quán của người chết. Ngoài ra, còn có trung tín hay chinh thuận tùy đối tượng và bàn án, câu đối, bức trướng tùy theo người quá cố và gia đình có mối quan hệ bạn bè, láng giềng rộng hay hẹp. Ông bá lệnh đánh trống đại là người chủ trì điều khiển đám đưa tang với hai ông phụ tá đánh kim thanh, tiểu cổ trực tiếp điều khiển nhịp đi, giữ thăng bằng cho quan tài.
 
Ở Cảnh Dương, hầu hết các gia chủ đều tổ chức lễ 50 ngày, 100 ngày, nửa tang (một năm) và mãn tang (hai năm).
 
Theo tục lệ, những gia đình có đại tang phải tránh đến những nơi lê hội, các cuộc hoan hỉ như cưới hỏi, lên cột nhà, đẩy thuyền,... Trong gia đình thì tạm hoãn việc cưới, hỏi cho con cái, anh em.
 
'''''Cưới hỏi'':'''
 
Việc hôn nhân - cưới hỏi là việc rất quan trọng của đời người, khi đến tuổi trưởng thành cũng là mối quan tâm lớn của các bậc cha mẹ.
 
Ở Cảnh Dương cũng như nhiều làng quê khác, trong thời phong kiến, tục lệ mai mối, dạm hỏi, cưới xin đều phải tuân theo lệ "cha mẹ đặt đâu con ngồi đây" và theo "môn đăng hộ đối", "nổi tròn úp vung tròn, nổi méo úp vung méo". Tuổi tác, tướng người bị chi phối khá nặng ữong việc lấy vợ, lấy chổng.
 
Việc hỏi, việc cưới ở Cảnh Dương được tổ chức qua nhiều thủ tục, tập quán rất cẩn thận, vói những nghi thức: làm mối, đi dạm hỏi, đi làm rể, đi làm dâu, lễ cưới. Mỗi nghi thức có cách tiến hành cùng lễ nghi, lễ vật riêng.
 
Nhưng điều cơ bản nhất là sau khi bà mối qua vài lần thăm dò, trò chuyện biết đã thuận tình thì chính thức đặt vân đề "kết tóc xe tơ" cho đôi lứa trăm năm. Từ lễ hỏi đến khi đôi lứa nên vợ nên chồng, hai gia đình làm theo phương châm "thương con ngon mọi việc" nên đều "vun xới" cho đôi lứa thành vợ thành chồng. Việc hôn nhân ở Cảnh Dương từ xưa đến nay không có lệ ăn uống linh đình, lãng phí tuy phải qua nhiều lễ nghi. Khi nam nữ thanh niên đến tuổi đã lập gia đình, họ thường sống thuận hòa, tự tạo lập cuộc sống hạnh phúc từ hai bàn tay gây dựng nên với sự hô trợ động viên của cha mẹ đôi bên. Vì thế, trong làng, chuyện vợ chồng ly dị nhau xảy ra râ't hãn hữu. Đó cũng là nét đẹp văn hóa gia đình mà người dân Cảnh Dương vẫn lưu giữ được cho đến ngày nay. (Bài viết được trích dẫn bởi Anh Tài - Cảnh Dương<ref name=":0" />).
 
== '''Phong tục sinh hoạt''' ==
 
=='''Chú thích'''==