Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Franklin D. Roosevelt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thay tập tin FDR_on_quincy.jpg bằng tập tin Franklin_D._Roosevelt_with_King_Ibn_Saud_aboard_USS_Quincy_(CA-71),_14_February_1945_(USA-C-545).jpg (được thay thế bởi CommonsDelinker vì lí do: [[:c:COM:FR|…
Dòng 47:
'''Franklin Delano Roosevelt''' (tiếng Việt là '''Rudơven''') ([[30 tháng 1]] năm [[1882]] – [[12 tháng 4]] năm [[1945]], thường được gọi tắt là '''FDR''') là [[Tổng thống Hoa Kỳ]] thứ 32 và là một khuôn mặt trung tâm của các sự kiện thế giới trong giữa [[thế kỷ 20]] khi ông lãnh đạo [[Hoa Kỳ]] suốt thời gian có cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và chiến tranh thế giới. Là tổng thống Hoa Kỳ duy nhất được bầu hơn hai nhiệm kỳ, ông tạo ra một liên minh bền vững giúp tái tổ chức nền chính trị Hoa Kỳ trong nhiều thập niên. FDR đánh bại đương kim tổng thống [[Đảng Cộng hòa (Hoa Kỳ)|Cộng hòa]] là [[Herbert Hoover]] trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm 1932 ở thời điểm tệ hại nhất của cuộc [[Đại khủng hoảng]]. Chính nhờ vào chủ nghĩa lạc quan và sự năng nổ hoạt động của ông đã làm cho tinh thần quốc gia sống dậy. Tuy nhiên các sử gia và kinh tế gia vẫn còn đang tranh luận về tính thông thái trong các chính sách của ông. Ông lãnh đạo Hoa Kỳ qua [[Chiến tranh thế giới thứ hai]], mất khi đang bắt đầu nhiệm kỳ thứ tư của mình khi chiến thắng Đức và Nhật gần kề một bên.
 
Trong một trăm ngày đầu tiên với vai trò tổng thống, bắt đầu từ ngày 4 tháng 3 năm 1933, Roosevelt đã khởi động rất nhiều chương trình lớn khác nhau. Trong nhiệm kỳ đầu tiên (1933–36), FDR đã hướng dẫn [[Quốc hội Hoa Kỳ]] thông qua chương trình kinh tế [[Chính sách kinh tế mới (Hoa Kỳ)|Kinh tế Mới]]. Đây là một loạt gồm nhiều chương trình phức hợp lớn có liên quan với nhau nhằm giải cứu khủng hoảng (đặc biệt là tạo ra các việc làm của chính phủ dành cho người thất nghiệp) và cải cách kinh tế (theo ông có nghĩa là lập ra quy định kiểm soát đối với [[Phố Wall]], ngân hàng và giao thông). Nền kinh tế cải thiện nhanh chóng từ năm 1933 đến 1937 nhưng lúc đó cũng đang rơi vào một tình trạng khủng hoảng sâu. Liên minh bảo thủ lưỡng đảng hình thành vào năm 1937 đã ngăn cản ông "đưa người" vào [[Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ]] hoặc thông qua quá nhiều luật mới; liên minh này cũng đã hủy bỏ phần lớn các chương trình trợ cấp khi tình trạng thấpthất nghiệp thực tế chấm dứt trong suốt [[Chiến tranh thế giới thứ hai]]. Phần lớn các quy định kiểm soát thương nghiệp chấm dứt vào khoảng thời gian từ năm 1975–85, trừ quy định kiểm soát đối với Phố Wall do Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ đảm trách vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Cùng với một số chương trình nhỏ hơn, chương trình lớn còn tồn tại đến ngày nay là chương trình [[An sinh Xã hội (Hoa Kỳ)|An sinh Xã hội]] được quốc hội thông qua năm 1935.
 
Vào lúc Chiến tranh thế giới thứ hai sắp bùng nổ sau năm 1938 khi [[Nhật Bản]] xâm lược [[Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949)|Trung Hoa]] và [[Đức Quốc xã]] trở nên hiếu chiến, FDR đã giang tay hỗ trợ tài chính và ngoại giao mạnh mẽ cho Trung Hoa và [[Anh Quốc]] trong lúc vẫn duy trì chính thức tình trạng trung lập. Mục tiêu của ông là phải tạo cho nước Mỹ thành "kho vũ khí dân chủ" — cung cấp đạn dược vũ khí trong khi các quốc gia khác thực hiện việc chiến đấu. Tháng 2 năm 1941, với sự chấp thuận của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Lend-Lease, Roosevelt cung cấp viện trợ cho các quốc gia chiến đấu chống Đức Quốc xã bên cạnh Anh Quốc. Ông được Quốc hội Hoa Kỳ gần như nhất trí cho phép tuyên chiến với Nhật Bản sau khi Nhật Bản [[trận Trân Châu Cảng|tấn công Trân Châu Cảng]] vào ngày 7 tháng 12 năm 1941. Ông trông coi việc tổng động viên toàn lực nền kinh tế Hoa Kỳ để hỗ trợ cho những nỗ lực chiến tranh của đồng minh, bị chỉ trích vì lúng túng lúc ban đầu nhưng chứng kiến tình trạng thất nghiệp biến mất và nền kinh tế phát triển lên đỉnh cao chưa từng có trước đó.
Dòng 485:
[[Tập tin:FDR Grave.JPG|nhỏ|phải|Nơi mộ phần của Franklin và phu nhân Eleanor trong vườn hồng tại ngôi nhà của họ ở thị trấn Hyde Park.]]
 
Một cuộc thăm dò, được kênh truyền hình cáp [[C-SPAN]] tiến hành năm 1999, cho thấy rằng có một số đông các sử gia khoa bảng xem [[Abraham Lincoln]], [[George Washington]] và Franklin Roosevelt là ba tổng thống vĩ đại nhất, giống như kết quả của các cuộc thăm dò khác. Roosevelt là nhân vật thế giới được công dân Hoa Kỳ kính phục đứng hạng sáu tính từ thế kỷ 20 theo cuộc thăm dò của [[Thăm dò của Gallup|Gallup]].<ref name=Leuchtenburg>{{chú thích sách|author=Leuchtenburg, William E.|url=http://www.washingtonpost.com/wp-srv/style/longterm/books/chap1/fdryears.htm|title=The FDR Years: On Roosevelt and His Legacy|chapter=1|publisher=Columbia University Press|năm=1997}}</ref><ref>Thomas A. Bailey, ''ePresidential Greatness'' (1966), a non quantitative appraisal by leading historian;<br/>
Degregorio, William A. ''The Complete Book of U.S. Presidents.'' 4th ed. New York: Avenel, 1993. Contains the results of the 1962 and 1982 surveys;<br/>
Charles and Richard Faber ''The American Presidents Ranked by Performance'' (2000);<br/>
Murray, Robert K. and Tim H. Blessing. ''Greatness in the White House: Rating the Presidents, from Washington Through Ronald Reagan'' (1994);<br/>
Pfiffner, James P., "Ranking the Presidents: Continuity and Volatility" ''White House Studies'', Vol. 3, 2003 pp 23+;<br/>
Ridings, William J., Jr. and Stuart B. McIver. ''Rating the Presidents: A Ranking of U.S. leaders, from the Great and Honorable to the Dishonest and Incompetent'' (1997). ISBN 0-8065-1799-9.;<br/>
Schlesinger, Jr. Arthur M. "Ranking the Presidents: From Washington to Clinton," ''Political Science Quarterly'' (1997) 112:179-90;<br/>
Skidmore, Max J. ''Presidential Performance: A Comprehensive Review'' (2004);<br/>
<br/>
Taranto, James and Leonard Leo, eds. ''Presidential Leadership: Rating the Best and Worst in the White House'' (2004). ISBN 0-7432-5433-3, for Federalist Society surveys.;<br/>Vedder, Richard and Gallaway, Lowell, "Rating Presidential Performance" in ''Reassessing the Presidency: The Rise of the Executive State and the Decline of Freedom'' ed. John V. Denson, Mises Institute, 2001, for libertarian views</ref>
Vedder, Richard and Gallaway, Lowell, "Rating Presidential Performance" in ''Reassessing the Presidency: The Rise of the Executive State and the Decline of Freedom'' ed. John V. Denson, Mises Institute, 2001, for libertarian views</ref>
 
Cả trong suốt và sau các nhiệm kỳ của ông, những người chỉ trích Roosevelt đã đặt ra nhiều câu hỏi không chỉ gồm các chính sách và lập trường của ông mà còn có sự củng cố quyền lực của ông vì thời gian dài làm tổng thống, sự phục vụ của ông qua hai cuộc khủng hoảng lớn, và sự ủng hộ lớn lao của công chúng dành cho ông. Việc mở rộng nhanh chóng các chương trình của chính phủ xảy ra trong nhiệm kỳ của Roosevelt đã tái định nghĩa vai trò của chính phủ tại Hoa Kỳ, và chủ trương của Roosevelt về các chương trình xã hội của chính phủ là công cụ trong việc tái định nghĩa [[chủ nghĩa tự do]] cho các thế hệ kế tục.<ref>[[Arthur Schlesinger, Jr.|Schlesinger, Arthur Jr]], [http://www.writing.upenn.edu/~afilreis/50s/schleslib.html Liberalism in America: A Note for Europeans] from ''The Politics of Hope'', Riverside Press, Boston, 1962.</ref>