Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Typue (thảo luận | đóng góp)
Typue (thảo luận | đóng góp)
Dòng 584:
===Hiện nay===
Nho giáo đã góp phần làm nên sự phát triển thần kỳ của Đông Á trong thời hiện đại. Các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo có tỷ lệ tiết kiệm cao hơn các khu vực khác trên thế giới<ref>[http://data.worldbank.org/indicator/NY.GNS.ICTR.ZS?locations=CN-JP-KR-SG-VN-XC-XU-8S-ZJ&view=chart Gross savings (% of GDP)], World Bank</ref> để tích lũy đầu tư phát triển sản xuất nên có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Các dân tộc Đông Á chịu ảnh hưởng lâu đời của Nho giáo còn có đặc tính hiếu học, xem trọng tri thức nên có khả năng tiếp thu khoa học, công nghệ hiện đại khá tốt khiến các dân tộc này nhanh chóng bắt kịp trình độ kỹ thuật phương Tây.
 
Nhiều nhà nghiên cứu, học giả trên thế giới có những đánh giá khá tích cực về Nho giáo.
 
Học giả [[Nguyễn Hiến Lê]] nhận xét:
:''"Đạo Nho quy định nhất cử nhất động của cá nhân trong [[gia đình]] và [[xã hội]] để giữ tình cảm được trung hoà. Trẻ em năm, sáu tuổi đã phải vào khuôn phép nghiêm ngặt, phải nén bản tính ham chạy nhảy, la hét, mà đứng ngay ngắn nghe chuyện đạo lý của người lớn. Tám tuổi, đã phải khăn áo chỉnh tề đứng chắp tay bên [[bàn thờ]] những ngày giỗ tết... Nhiều nhà nho có được một tư cách cao, một nhân phẩm quý phần lớn là nhờ được đào luyện trong khuôn khổ lễ nghi ấy."''