Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đổi Mới”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Typue (thảo luận | đóng góp)
Typue (thảo luận | đóng góp)
Dòng 75:
Việc thực hiện [[kinh tế thị trường]] nhưng do chưa có kinh nghiệm quản lý nên phân hóa giàu nghèo,[[ô nhiễm môi trường]] và các [[tệ nạn xã hội]] đã diễn ra với tốc độ tăng nhanh. Nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng chưa bao giờ đạt đến mức 10% (trong khi đó Trung Quốc thường xuyên tăng trưởng trên 10%), từ năm 2000 đến nay tăng trưởng chỉ dao động ở mức 5% - 7%<ref>[http://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD.ZG?locations=VN-CN GDP growth (annual %)], World Bank</ref>, [[chỉ số năng lực cạnh tranh]] ở mức thấp, lãng phí [[tài nguyên]], hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, năng suất lao động thấp. Nền kinh tế vẫn nằm ở nhóm nước [[kinh tế đang phát triển]] và đang rơi vào [[bẫy thu nhập trung bình]]. Trong cơ cấu kinh tế, lao động [[nông nghiệp]] vẫn chiếm hơn 40% (2015)<ref>[http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714 Tỷ lệ lao động theo ngành nghề năm 2015], Tổng cục thống kê Việt Nam</ref> khiến tình trạng [[khiếm dụng lao động]] (underemployment) phổ biến tại Việt Nam. Nền kinh tế vẫn chủ yếu bao gồm các [[doanh nghiệp nhỏ và vừa]], ít doanh nghiệp lớn và rất hiếm doanh nghiệp có khả năng hoạt động ở thị trường nước ngoài trong khi trong cùng một khoảng thời gian phát triển như vậy Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... đã có các tập đoàn đa quốc gia. Các [[doanh nghiệp Nhà nước]] chiếm dụng nguồn vốn lớn của quốc gia nhưng hoạt động kém hiệu quả, thiếu minh bạch, tham nhũng, thất thoát nhiều do [[vấn đề ông chủ và người đại diện]] không được kiểm soát tốt khiến nhà nước thất bại trong việc sử dụng các doanh nghiệp nhà nước để công nghiệp hóa và định hướng cho nền kinh tế. Dù có nhều nỗ lực xây dựng các tập đoàn kinh tế lớn nhưng khu vực kinh tế nhà nước vẫn không phát huy được vai trò chủ đạo theo đúng mong muốn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Khu vực kinh tế tư nhân năng động nhưng còn yếu, đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ do thiếu tư bản và thiếu khả năng quản lý. Xuất khẩu chủ yếu ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hàng xuất khẩu chủ yếu là những hàng hóa thâm dụng lao động lớn mà đa phần là lao động kỹ năng thấp như sản phẩm nông nghiệp và một số mặt hàng công nghiệp nhẹ vì đây là lợi thế so sánh của Việt Nam. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nội yếu kém khiến hàng công nghiệp nhập khẩu hay do các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất chiếm lĩnh thị trường nội địa.<ref>[http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/danh-gia-thanh-qua-phat-trien-cua-viet-nam-tu-sau-doi-moi-262132.html Đánh giá thành quả phát triển của Việt Nam từ sau Đổi mới], GS Trần Văn Thọ, Vietnamnet</ref>
 
Trình độ kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế thấp, mức độ tự động hóa chưa cao, khả năng nghiên cứu phát triển ra công nghệ mới còn rất yếu. Các ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng như công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí - chế tạo máy, công nghiệp hóa chất, công nghiệp điện tử... chưa phát triển đầy đủ để làm nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt Nam trong khi các nước Đông Á công nghiệp hóa thành công nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều chú trọng hỗ trợ các ngành công nghiệp này phát triển. Cơ sở hạ tầng được nhà nước chú trọng phát triển nhưng vẫn chưa thể so sánh được với các nước công nghiệp. Việt Nam đã sớm từ bỏ chính sách bảo hộ mậu dịch bằng việc gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế, ký kết các hiệp định thương mại, gỡ bỏ dần các hàng rào thuế quan để hướng đến mậu dịch tự do nhằm tăng suất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa có một chính sách công nghiệp hóa rõ ràng để xây dựng nền tảng công nghiệp quốc gia. Tỷ lệ tiết kiệm thấp do thu nhập thấp trong khi đó các nước Đông Á có tỷ lệ tiết kiệm rất cao để đầu tư phát triển sản xuất<ref>[http://data.worldbank.org/indicator/NY.GNS.ICTR.ZS?locations=CN-JP-KR-SG-VN-1WXC-XU-CN8S-EUZJ&view=chart Gross savings (% of GDP)], World Bank</ref> trong khi đó các nước Đông Á có tỷ lệ tiết kiệm rất cao để đầu tư phát triển sản xuất. Dân chúng có thói quen đầu tư vào vàng hay địa ốc khiến tiết kiệm không được đưa vào hoạt động kinh doanh. Các nhà kinh tế và các chủ nợ của Việt Nam thường than phiền về tình trạng Việt Nam không sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, viện trợ và vốn vay nước ngoài khiến nền kinh tế Việt Nam không phát triển tương xứng với lượng vốn mà Việt Nam nhận được. Ngân sách nhà nước không được sử dụng hiệu quả, chi thường xuyên để nuôi bộ máy hành chính và các đoàn thể quần chúng luôn ở mức cao dẫn đến thâm hụt ngân sách và thiếu tiền chi cho phát triển<ref>[http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/11-trieu-nguoi-an-luong-ngan-sach-nao-kham-noi-309704.html 11 triệu người ăn lương: Ngân sách nào kham nổi ?], Vietnamnet, 12/06/2016</ref>. Nhà nước phải vay vốn nước ngoài để đầu tư phát triển khiến nợ công đã tăng gần đến mức có thể tác động xấu đến nền kinh tế (63,7% GDP năm 2016), trong khi đó vốn vay không được sử dụng hiệu quả nên nợ công có xu hướng tăng nhanh và áp lực trả nợ ngày càng lớn khiến chính phủ Việt Nam phải vay nợ mới để trả nợ cũ<ref>[http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/no-nuoc-ngoai-tang-6-5-lan-sau-14-nam-3590097.html Nợ nước ngoài tăng 6,5 lần sau 14 năm], VnExpress, 25/5/2017</ref><ref>[http://www.bvsc.com.vn/News/2013523/244083/no-nuoc-ngoai-cua-viet-nam-dang-tang.aspx Nợ nước ngoài của Việt Nam đang tăng]</ref><ref>[http://nld.com.vn/kinh-te/tam-dung-bao-lanh-chinh-phu-cho-cac-khoan-vay-trong-va-ngoai-nuoc-20170424215541716.htm Tạm dừng bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay trong và ngoài nước], 24-04-2017, Người Lao động</ref>.
 
Sau hơn 30 năm Đổi Mới, đồng tiền Việt Nam vẫn là đồng tiền không có khả năng chuyển đổi ngoài lãnh thổ Việt Nam và nhiều quốc gia, tổ chức vẫn không công nhận Việt Nam là nước có nền [[kinh tế thị trường]]. Một số [[thị trường]] vẫn chưa được thiết lập đầy đủ như: [[thị trường vốn]], [[thị trường tiền tệ (vốn)|thị trường tiền tệ]], [[thị trường lao động]], [[thị trường khoa học công nghệ]], [[thị trường nguyên liệu]]... Việt Nam mới chỉ thành công trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân chứ chưa đạt được mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa như Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra. Nền kinh tế của Việt Nam chưa thể so sánh với các nước trong khu vực. Việt Nam chưa bao giờ đạt được tốc độ tăng trưởng đủ cao trong một thời gian đủ dài để trở thành nước có thu nhập cao. Thu nhập bình quân đầu người thấp hơn các nước trong khu vực và thấp hơn cả mức trung bình của thế giới<ref>[http://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.PP.CD?locations=VN-1W-CN-MY-ID-SG-TH&view=chart GDP per capita, PPP (current international $)], World Bank</ref>. Một số [[thể chế]] [[pháp luật]] và [[hành chính]] cần thiết cho nền kinh tế thị trường vẫn chưa được quy định hay đã được quy định nhưng không được thực hiện, thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, giải quyết chậm gây ra tình trạng tham nhũng, cửa quyền... làm [[chỉ số minh bạch]] của [[môi trường kinh doanh]] thấp, [[chỉ số nhận thức tham nhũng]] cao hơn Trung Quốc và phần lớn các nước Đông Nam Á khác<ref>[https://www.transparency.org/news/feature/corruption_perceptions_index_2016 Corruption Perceptions Index 2016], Transparency International</ref>. Người dân cũng góp phần nuôi dưỡng tệ tham nhũng khi họ có thói quen hối lộ nhân viên công quyền để qua mặt luật pháp nhằm trục lợi. Quá trình phát triển kinh tế làm nảy sinh tiêu cực và khiến một số nhóm xã hội chịu thiệt hại làm tăng bất mãn xã hội vốn dĩ đã tồn tại âm ỉ do lịch sử để lại, tạo ra những cá nhân bất mãn chỉ trích nhà nước trong nhiều vấn đề và nhân danh dân chủ đòi thay đổi thể chế tuy rằng những cá nhân này chưa cho thấy họ đủ năng lực để tạo ra bất cứ sự thay đổi nào hay có thể làm tốt hơn nhà nước hiện nay mà chỉ làm tăng thêm sự bất mãn khiến xã hội dễ rơi vào tình trạng hỗn loạn. Tuy nhiên dư luận do những cá nhân này tạo ra cũng làm tăng áp lực lên nhà nước Việt Nam khiến họ phải cải thiện chất lượng hoạt động nhà nước.