Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa cộng sản”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Typue (thảo luận | đóng góp)
Typue (thảo luận | đóng góp)
Dòng 191:
Trong quản lý kinh tế và quản lý xã hội, cũng giống như chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Mao cũng theo phương châm tập trung hoá cao độ theo nền kinh tế kế hoạch hoá vĩ mô. Quản lý nhà nước cũng bằng hệ thống nhà nước - đảng với sự sùng bái cá nhân cao độ.
 
Chủ nghĩa Mao cho rằng để xây dựng chủ nghĩa cộng sản thì cần có con người cộng sản. Để làm việc đó cần loại bỏ hết tàn dư tư tưởng tư sản, phản động, biện pháp để thực hiện là tiến hành "[[cách mạng văn hóa|cách mạng văn hoá]]". Đồng thời Mao cũng muốn xây dựng một xã hội dân chủ và bình đẳng hơn theo cách hiểu của ông. Mao đã áp dụng những biện pháp cực đoan để thực hiện điều này như bãi bỏ hệ thống quân hàm trong quân đội, khuyến khích dân chúng đả kích giới lãnh đạo nhà nước... Những biện pháp cực đoan được Mao khuyếncổ khích được thực hiện bởi những cán bộ và công chúng quá khích, thiếu trình độ, thiếu kinh nghiệm đã khiến xã hội Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn và bạo lực trong một thập kỷ.
 
Điều dễ nhận thấy của chủ nghĩa Mao là lý luận và thực hành của họ trong việc "phát động quần chúng". Phát động quần chúng của chủ nghĩa Mao là kết hợp của rất nhiều yếu tố chính trị, xã hội, tổ chức và đặc biệt là yếu tố mê hoặc tâm lý của quần chúng. Trong thực tế thì chủ tịch Mao rất giỏi trong việc mê hoặc và phát động quần chúng. Ông có thể phát động quần chúng thực hiện những việc tưởng như không thể tưởng tượng nổi từ phong trào tiêu diệt chim sẻ, các phong trào "[[Đại nhảy vọt]]", "ba ngọn cờ hồng" cho đến việc phát động quần chúng dùng [[Hồng vệ binh]] gây bạo loạn trong "[[cách mạng văn hóa|đại cách mạng văn hóa vô sản]]" để tạo sự lãnh đạo tuyệt đối của mình. Chủ nghĩa Mao luôn coi chính trị là có vai trò tối thượng trong đời sống xã hội. Mao Trạch Đông nói "Chính trị là thống soái" khi có đối thủ chính trị cần phê phán thì không những phải loại bỏ quyền lực chính trị của đối phương mà còn phải tiêu diệt "tư tưởng" chính trị của đối phương bằng cách kiểm thảo, đấu tố, dùng áp lực quần chúng đập tan ý chí của địch thủ, đó là biện pháp "tẩy não" mà chủ nghĩa Mao gọi là "cải tạo tư tưởng".