Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại Cách mạng Văn hóa vô sản”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Typue (thảo luận | đóng góp)
Typue (thảo luận | đóng góp)
Dòng 46:
 
== Khẩu chiến chính trị ==
Cuối năm 1959, nhà sử học và cũng là Phó Thị trưởng [[Bắc Kinh]] [[Ngô Hàm]] xuất bản phiên bản đầu tiên của bộ kịch lịch sử tựa đề [[Hải Thụy bãi quan]] (海瑞罢官). Trong vở kịch, một ngườiviên đầy tớquan trung thành tên Hải Thụy bị sa thải bởi một tên hoàng đế biến chất. Trong khi vở kịch nhận được sự ca ngợi từ phía Mao thì năm 1965 vợ Mao Trạch Đông là [[Giang Thanh]] và đồng minh của bà ta là [[Diêu Văn Nguyên]], biên tập viên cho một tờ báo ở Thượng Hải, đã viết bài báo công kích vở kịch. Diêu gọi vở kịch là "một thứ cỏ độc" hãm hại Mao với ngụ ý Mao như một tên hoàng đế suy đồi và [[Bành Đức Hoài]] như một công chức trung thực.
 
Bài báo Thượng Hải đó lan truyền khắp nước và nhiều tờ nhật báo hàng đầu khác đã xin đăng lại. Thị trưởng Bắc Kinh là [[Bành Chân]], một người ủng hộ [[Ngô Hàm]], đã thành lập một ủy ban nghiên cứu bài báo và công bố rằng những lời chỉ trích của Diêu Văn Nguyên là không chính đáng. Ngày 12 tháng 2 năm 1966, Ủy ban (gọi là "[[Nhóm Năm tên chịu trách nhiệm về cuộc Đại Cách mạng văn hóa]]") đã công bố một báo cáo mà về sau được biết đến với tên "Đại cương tháng Hai" (二月提纲) nhằm tìm cách giới hạn tranh luận về nhân vật Hải Thụy trong khuôn khổ văn chương và lôi kéo sự chú ý của dư luận ra khỏi các hàm ý chính trị.