Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Tiếng Việt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đề mục mới: →‎Rút sao
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 312:
#Phần nguyên âm, phụ âm, bán phụ âm chưa có bài riêng thì ít ra cũng nên nêu định nghĩa vào đây.
[[Thành viên:Newone|Newone]] ([[Thảo luận Thành viên:Newone|thảo luận]]) 02:15, ngày 8 tháng 2 năm 2010 (UTC)
 
==Từ Hán Việt trong tiếng Việt==
 
Sự hiện diện của từ Hán Việt có một nguyên nhân lớn là do văn hoá giao lưu và việc sử dụng chúng:
 
- Do văn hoá giao lưu tư xưa, và hiển nhiên là bắt đầu từ thời Bắc thuộc (kéo dài hàng nghìn năm) đã đưa tiếng Hán vào.
 
- Sau khi độc lập, mặc dù có tiếng Nôm, nhưng tiếng Hán (thường gọi là chữ Nho) được dùng trong các văn bản hành chính chính thức trong rất nhiều năm (hành chính, giáo dục, thi cử, khế ước dân sự,...) Như trong bài có đề cập là đến thời vua Quang Trung, chữ Nôm mới được chính thức dùng trong hành chính.
 
- Do đặc điểm dùng trong hành chính văn bản, nên phần Hán Việt trong tiếng Việt là các từ ngữ có ý nghĩa ổn định. Nghĩa của các từ Hán Việt ổn định qua lịch sử, ổn định các từ trong tiếng Nôm ở nước Việt, và từ Hán ở Trung Quốc. Cụ thể là hiện nay người Việt ta đọc thơ đời Đường của Trung Quốc vẫn thấy rất "đúng" về vần điệu.
 
- Do đặc điểm văn hoá --chúng ta du nhập văn hoá của thế giới qua Trung Quốc (đạo Phật, đạo Khổng, đạo lão, cách tính Âm lịch, v.v.) cũng như thời hiện đại du nhập của các nước khác (ví dụ Công nghệ thông tin du nhập từ Mỹ)-- nên phần Hán Việt dùng để mô tả các khái niệm trong rất nhiều bộ môn khoa học và trong các thuật ngữ mang tính chính xác về xã hội, vũ trụ và con người.
 
Với nhận thức như trên, tôi thấy trong bài nên nhấn mạnh thêm về khía cạnh:
 
- Bộ phận tiếng Hán Việt chiếm một phần lớn trong tiếng Việt (như trong bài viết là trên 50%), nhưng cũng nên nói rõ là, không chỉ là phần lớn, mà còn là phần mô tả các khái niệm khoa học, các thuật ngữ mang tính chính xác cao, có ý nghĩa rất ổn định.
 
- Đành rằng sự phát triển của ngôn ngữ có nhân tố liên quan đến chính trị (như trong bài có nói về thời Bắc thuộc, thời chính quyền Bắc thân Trung Quốc và chính quyền Nam thân Mỹ Quốc), nhưng sự sống của cách dùng từ ngữ thực ra vẫn là do văn hoá, tri thức quyết định tính lâu dài. Nhất là từ vựng Hán Việt thực sự đã trải qua lịch sử nhiều gấp bội bất kể một thể chế chính trị nào. Do vậy, tôi nghĩ bài viết nên có cách viết thế nào đó để minh tỏ điều này. Tức là nhấn mạnh sự gắn liền của thuật ngữ Hán Việt với các môn khoa học, các tri thức văn hoá mà người Việt ta học tập từ nước ngoài (như ngày nay ta có các từ như "game thủ", ... học từ Mỹ khi du nhập văn hoá công nghệ thông tin).
 
triplc@gmail.com
Quay lại trang “Tiếng Việt”.