Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh tôn giáo Pháp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thay: ru:Религиозные войны во Франции; sửa cách trình bày
Dòng 1:
{{otheruses|Chiến tranh tôn giáo (định hướng)}}
'''Chiến tranh Tôn giáo Pháp''' ([[1562]] – [[1598]]) là một chuỗi các cuộc tranh chấp giữa phe [[Công giáo]] và phe [[Huguenot]] ([[Kháng Cách]] [[Pháp]]) từ giữa [[thế kỷ 16]] kéo dài đến năm 1598. Ngoài những yếu tố [[tôn giáo]], cuộc chiến này là hệ quả của những tranh chấp nhằm nắm quyền kiểm soát nước Pháp giữa [[Nhà Giuse]] (''Lorraine'') đầy quyền lực và Liên minh Công giáo ở một phía, với [[Nhà Bourbon]] ở phía bên kia. Ngoài ra, chiến tranh tôn giáo Pháp không chỉ là một cuộc nội chiến, mà còn là chiến tranh ủy nhiệm giữa Vua [[Felipe II của Tây Ban Nha]] và Nữ hoàng [[Elizabeth I của Anh]]. Cuộc chiến kết thúc khi [[Henri IV của Pháp]] ban hành [[Chỉ dụ Nantes]], dành cho người Kháng Cách một số quyền tự do tôn giáo.
== Kháng Cách ở Pháp ==
Khi tư tưởng [[Martin Luther|Luther]] được truyền bá vào Pháp khoảng năm [[1520]], [[François I của Pháp|Vua François I]] tỏ ra khoan hòa đối với các nhà cải cách trong nước. Nhưng sau khi xảy ra Vụ Áp phích (tranh cổ động chống Công giáo xuất hiện ở [[Paris]] và bốn thành phố khác) trong năm [[1534]], nhà vua cảm thấy bị đe dọa, và bắt đầu công khai chống những người Kháng Cách. Một trong số họ, [[John Calvin]], phải tìm đến tị nạn ở [[Geneva]], và tạo lập ảnh hưởng to lớn trên phong trào cải cách. Trong thời trị vì của [[Henri II của Pháp|Henri II]] ([[1547]] – [[1559]]), [[Thần học Calvin]] thu hút nhiều người thuộc giới quý tộc, tầng lớp trung lưu, và những nhà trí thức. Dù chỉ là thành phần thiểu số ở Pháp, những người [[Huguenot]] giàu có, ảnh hưởng rộng, và có lập trường chống Công giáo bị nhiều người căm ghét.
 
Năm [[1559]], đại biểu của 66 giáo đoàn Kháng Cách ở Pháp bí mật họp tại Paris để thông qua một bản tuyên tín và một bản điều lệ, thành lập [[Giáo hội Kháng Cách Pháp]].
 
== Những Xung đột ban đầu ==
 
Năm 1559, cái chết đột ngột của Vua Henri II tạo ra một khoảng trống quyền lực, là cơ hội để Nhà Guise sùng tín [[Công giáo]] và có nhiều thế lực vận động nắm quyền (cháu gái của François, Nữ Công tước nhà Giuse -Mary - Nữ hoàng Scotland – là hoàng hậu của tân vương François II.<ref>Salmon, p.118.</ref> Tháng 3 năm [[1560]], xảy ra vụ “Chính biến Amboise”, một nhóm các nhà quý tộc bất mãn, do Jean du Barry lãnh đạo, âm mưu bắt cóc nhà vua nhưng bị bại lộ, dẫn đến việc xử tử hàng trăm người.<ref>Salmon, pp.124-5; the cultural context is explored by N.M. Sutherland, "Calvinism and the conspiracy of Amboise", ''History'' '''47''' (1962:111-38).</ref> Anh em Nhà Giuse nghi ngờ [[Louis nhà Bourbon, Hoàng thân Condé]] là kẻ chủ mưu, Condé bị bắt giam nhưng được trả tự do vì thiếu bằng chứng, vụ bắt giữ Condé làm cho tình hình càng căng thẳng hơn. (Kể từ đây, trong các cuộc bút chiến, biệt danh “Huguenot” được sử dụng rộng rãi để gọi người Kháng Cách tại Pháp.<ref>Salmon, p.125.</ref>)
 
Những vụ người [[Kháng Cách]] đập bỏ tượng thờ trong các nhà thờ [[Công giáo]] ở [[Rouen]] và [[La Rochelle]] trong năm [[1560]], rồi năm sau lan ra đến hơn 20 thành phố và thị trấn, đã dẫn đến những vụ trả đũa đẫm máu của người Công giáo ở [[Sens]], [[Cahors]], [[Carcassonne]], [[Tours]] và các thành phố khác.<ref>Salmon, pp.136-7.</ref>
[[HìnhTập tin:CharlesIX.jpg|130px|nhỏ|[[Charles IX của Pháp|Charles IX]]]]
Tháng 12 năm 1560, [[François II của Pháp|François II]] băng hà, mẹ ông, [[Catherine de' Medici]] trở thành nhiếp chính cho con trai thứ hai của bà, [[Charles IX của Pháp|Charles IX]]. Thiếu kinh nghiệm lẫn nguồn hỗ trợ tài chính, Catherine thấy cần phải cẩn thận lèo lái triều chính nhằm giữ thế cân bằng giữa các thế lực chính trị và lợi ích cục bộ vây quanh bà, thể hiện qua các gia tộc đầy quyền lực, mỗi nhà đều có trong tay các đạo quân riêng. Mặc dù là một người Công giáo sùng tín, Catherine muốn tỏ thiện cảm với [[Nhà Bourbon]] theo đức tin Kháng Cách nhằm duy trì sức mạnh đối trọng với với Nhà Giuse rất thế lực. Bà chọn [[Michel de l’Hôpital]] có khuynh hướng ôn hòa, vào chức vụ tể tướng, đồng thời đưa ra một số biện pháp khoan hòa với người Huguenot.
 
Dòng 20:
 
Tuy nhiên, những động thái này của Catherine chẳng làm phe nào hài lòng, riêng cánh Guise chống đối quyết liệt điều mà họ cho là một sự nhượng bộ nguy hiểm đối với bọn dị giáo. Trong khi đó, tình hình trở nên căng thẳng ở những vùng lân cận, đăc biệt là ở [[Hà Lan]]. Phe Huguenot tỏ ra nghi ngờ ý đồ của Tây Ban Nha khi [[Felipe II của Tây Ban Nha|Vua Felipe II]] thiết lập một hành lang chiến lược kéo dài từ [[Ý]] dọc theo sông [[Rhine]]. Cảm thấy mối đe dọa đang đến gần, Condé ra tay trước, mưu tính bắt cóc Vua Charles IX nhưng thất bại,<ref>[[:en:Surprise of Meaux]]</ref> ngay hôm sau, [[29 tháng 9]] năm [[1567]], xảy ra vụ bạo loạn ở [[Michelade]], những đám đông người Kháng Cách, phẫn uất vì bị áp bức và cấm đoán hành đạo, tàn sát 24 [[linh mục]] và tu sĩ Công giáo. Hai biến cố này khơi mào cho chiến tranh tôn giáo lần thứ hai, kéo dài đến khi ký kết [[Hòa ước Longjumeau]] vào tháng 3 năm 1568 với một cuộc ngừng bắn mà cả hai phe đều không cảm thấy hài lòng.
[[ImageTập tin:Catherine de Medicis.jpg|140px|trái|nhỏ|[[Catherine de' Medici]]]]
Tháng 9 trong năm ấy, lại bùng nổ cuộc chiến lần thứ tư. Lần này Catherine và Charles quyết định liên kết với Nhà Guise. Quân đội Huguenot, dưới quyền thống lĩnh của Louis I de Bourbon, hoàng thân Condé, được hỗ trợ bởi đạo quân của Paul de Mouvans đến từ đông nam nước Pháp, cùng một đội dân binh Kháng Cách đến từ [[Đức]], trong đó có 14 000 kỵ binh của Công tước xứ Zweibrücken.<ref>Jouanna, p.181.</ref> Khi Zweibrücken tử trận, quyền chỉ huy về tay Công tước xứ Mansfeld, [[William III của Anh|William of Orange]], và hai em trai của ông, Louis và Henry.<ref>Jouanna, p.181.</ref> Phần lớn nguồn tài chính của phe Huguenot được cung cấp bởi [[Elizabeth I của Anh|Nữ hoàng Elizabeth I]].<ref>Jouanna, p.181.</ref> Phe Công giáo đặt dưới quyền chỉ huy của Công tước d’Anjou (về sau là [[Henri III của Pháp]]), và nhận được sự hỗ trợ từ [[Tây Ban Nha]], các lãnh thổ của giáo hoàng (''Papal States''), và Đại Công tước xứ Tuscany.<ref>Jouanna, p.182.</ref>
 
Quân đội Kháng Cách bao vây vài thành phố trong vùng [[Poitou]] và [[Saintonge]] (với mục tiêu bảo vệ La Rochelle), rồi bao vây tiếp [[Angoulême]] và [[Cognac]]. Song, ngày [[16 tháng 3]] năm [[1569]], Hoàng thân Condé thiệt mạng trong [[trận Jarnac]], buộc [[Đô đốc de Coligny]] phải nắm quyền chỉ huy lực lượng Kháng Cách. [[Trận Roche-l’Abeille]] chỉ là một chiến thắng danh dự cho phe Kháng Cách, nhưng họ không chiếm được [[Poitiers]], rồi bị đánh bại tại mặt trận Montcontour ([[30 tháng 10]], 1569). Coligny và đạo quân của ông triệt thoái về hướng tây nam để sáp nhập với Gabriel, công tước Montgomery. Mùa xuân năm [[1570]], họ chiếm [[Toulouse]], mở đường băng qua miền nam nước Pháp đến thung lũng sông [[Rhône]], rồi đến [[Charité-sur-Loire]].<ref>Jouanna, p.184.</ref> Chính những món nợ khổng lồ của hoàng gia và mong muốn hòa giải của Charles IX giúp kiến tạo [[Hòa ước Saint-Germaine-en-Laye]] ([[8 tháng 8]] năm [[1570]]), lần này lại có thêm nhượng bộ cho phe Huguenot.
 
== Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy ==
[[ImageTập tin:Massacre saint barthelemy.jpg|thumb|right|230px|[[Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy]],<br /> tranh của [[François Dubois]].]]
Bất kể cuộc ngưng bắn, những đám đông Công giáo tiếp tục tàn sát người Huguenot tại những thành phố như [[Rouen]], [[Orange]], và [[Paris]]. Việc triều chính trở nên phức tạp hơn khi Charles IX công khai đứng về phía các lãnh tụ Huguenot – nhất là Đô đốc [[Gaspard de Coligny]]. Trong khi đó, mối quan ngại của thái hậu ngày càng gia tăng khi thấy Coligny và những người ủng hộ ông càng có nhiều quyền lực, và tỏ ra muốn liên minh với [[Anh]] và phiến quân [[Hà Lan]].
 
Dòng 35:
Vụ thảm sát làm khởi phát cuộc chiến lần thứ tư, khi phe Công giáo bao vây các thành phố [[Sommières]], [[Sancerre]], và [[La Rochelle]]. Sự đối đầu chấm dứt khi Công tước Anjou lên trị vì [[Ba Lan]], và [[Chỉ dụ Boulogne]] được ban hành trong tháng 7 năm [[1573]]. Người Kháng Cách Pháp bị tước bỏ những quyền họ có trước đây. Chiếu theo các điều khoản trong hiệp ước, tất cả người Huguenot được ân xá, được quyền tự do thờ phụng, nhưng bị giới hạn trong ba thị trấn La Rochelle, [[Montauban]], và [[Nimes]]. Ngay cả tại những nơi này, họ cũng chỉ được phép thực hành đức tin trong nhà riêng; riêng những nhà quý tộc Kháng Cách được cử hành hôn lễ và [[báp têm]], nhưng số người tham dự bị giới hạn trong các thành viên gia đình, với sự hiện diện của không quá mười người bên ngoài.<ref>Jouanna, p.213.</ref>
 
== Henri III ==
[[HìnhTập tin:Henri3France.jpg|150px|nhỏ|[[Henri III của Pháp|Henri III]]]]
Ba tháng sau khi Henri Anjou đăng quang làm vua Ba Lan, anh trai của ông, Charles IX, băng hà (tháng 5 năm [[1574]]). Henri bí mật rời Ba Lan trở về [[Pháp]] qua ngả [[Venice]]. Tại [[Rheims]] năm [[1575]], ông được trao vương miện để trở thành Vua [[Henri III của Pháp]] , nhưng lúc này lại bùng nổ chiến tranh tôn giáo lần thứ năm.
 
Dòng 53:
Như thế, vị trí lãnh đạo Liên minh được trao cho Công tước Mayenne, em trai của Guise. Liên minh cho ấn hành các tiểu luận chống nhà vua, trong khi [[Đại học Sorbonne]] tuyên bố việc phế truất Henri III là chính đáng và cần thiết, tuyên bố mọi công dân có quyền tước mạng sống của Henri III mà không phạm tội giết vua, điều này gợi nhớ đến chỉ dụ [[Regnans in Excelsis]]<ref>[http://tudorhistory.org/primary/papalbull.html POPE PIUS V'S BULL AGAINST ELIZABETH (1570)]</ref> do Giáo hoàng [[Pius V]] ban hành năm [[1570]] chống lại Nữ hoàng Elizabeth I. Tháng 7 năm [[1589]], tại [[Saint-Cloud]], một tu sĩ [[Dòng Dominican]] tên Jacques Clément xin gặp nhà vua và đâm vào bụng ông. Clément bị giết tại chỗ, đem theo mình bí mật về danh tính của người chủ mưu. Khi hấp hối, Henri III cho vời Henri Navarre đến, khẩn nài ông, vì quyền lợi quốc gia, hãy cải đạo sang Công giáo, và cảnh báo về hiểm họa chiến tranh kéo dài nếu Henri Navarre không chịu nghe theo lời khuyên của ông. Chiếu theo Luật Salic, nhà vua tuyên bố Henri Navarre là người kế vị, trở thành [[Henri IV của Pháp]].
 
== Henri IV ==
Tình hình nước Pháp năm 1589 là bất ổn và phức tạp. Tân vương Henri IV kiểm soát khu vực phía tây và phía nam, trong khi Liên minh Công giáo nắm giữ phía bắc và phía đông. Liên minh tín nhiệm Công tước Mayenne và bổ nhiệm ông làm Phó Toàn quyền (''Lieuteant-General'') vương quốc. Ông cầm quân kiểm soát phần lớn khu vực nông thôn Normandie. Song, đến tháng 9 năm 1589, Công tước Mayenne bị Henri đánh bại trong trận [[Arques]]. Trong suốt mùa đông, đạo quân của Henri càn quét khắp vùng [[Normandie]], và chiếm từng thị trấn một trong vùng.
[[HìnhTập tin:Henri4legrand.jpg|150px|nhỏ|trái|[[Henri IV của Pháp|Henri IV]] (''Henri Đại đế'')]]
Nhà vua biết rằng nếu không chiếm được Paris thì không có cơ may kiểm soát nước Pháp. Tuy nhiên, không dễ gì có được Paris. Liên minh Công giáo đẩy mạnh tuyên truyền về những sự tàn bạo đối với linh mục và giáo dân Công giáo ở Anh. Người dân thành phố sẵn sàng tử thủ chứ không chịu chấp nhận một quân vương theo đức tin Kháng Cách.
 
Dòng 64:
Henri cùng cố vấn thân cận, Công tước Sully, nỗ lực tái thiết nước Pháp, và xây dựng một thời kỳ thái bình thịnh trị cho đất nước này.
 
== Chiến tranh ở Bretagne ==
Năm [[1582]] Henri III, hậu duệ nam giới cuối cùng của [[Claude, Nữ Công tước xứ Bretagne]], phong [[Philippe Emmanuel, Công tước xứ Mercoeur]], một nhà lãnh đạo của Liên minh Công giáo, làm thống đốc [[Bretagne]]. Mercoeur tự mình đứng đầu Liên minh Công giáo tại Bretagne. Năm [[1588]] ông tự nhận mình là người bảo hộ Giáo hội Công giáo trong vùng. Viện dẫn quyền kế thừa của vợ, Marie de Luxembourg, cũng là một hậu duệ của các công tước xứ Bretagne, và là người thừa kế thái ấp trong tư cách Nữ Công tước xứ Penthièvre thuộc Bretagne, Mercoeur cố giành quyền độc lập cho lãnh thổ, tổ chức một chính quyền tại Nantes, và tuyên bố con trai của ông là “hoàng tử và công tước xứ Bretagne”. Mercoeur liên minh với Felipe II của Tây Ban Nha. Tuy nhiên, Felipe lại muốn con gái của mình là [[Infanta Isabella Clara Eugenia]] trị vì Bretagne. Năm [[1592]] tại [[Craon]], với sự trợ giúp của Tây Ban Nha, Mercoeur đánh bại Công tước Montpensier do Henri IV sai đến. Nhưng chỉ ít lâu sau, quân đội triều đình, được tăng viện bởi quân Anh, lại chiếm thế thượng phong. Đích thân nhà vua hành quân đánh Mercoeur, đến ngày [[20 tháng 3]] năm 1598, tại [[Anger]], Mercoeur chịu thần phục, sau trốn sang [[Hungary]]. Con gái và là người thừa kế Mercoeur kết hôn với Công tước Vendôme, con không chính thức của Henri IV.
 
== Thế kỷ 17 và 18 ==
Mặc dù những tranh chấp đã kết thúc với sự ra đời của Chỉ dụ Nantes, những bất đồng về quyền tự do chính trị được ban cho người Huguenot làm gia tăng sự bất ổn trong suốt [[thế kỷ 17]]. Những người chống đối cho rằng điều này sẽ dẫn đến tình trạng ‘một nhà nước trong nhà nước’ và sẽ trở thành nguồn bất ổn kéo dài suốt thế kỷ 17. Quyết định của [[Louis XIII của Pháp|Vua Louis XIII]] đem đức tin Công giáo trở lại phần đất tây nam nước Pháp khiến khởi phát các cuộc nổi dậy của người Huguenot. Theo [[Hòa ước Montpellier]] năm [[1622]], con số các thị trấn (cũng là thành trì kiến cố) của người Huguenot bị cắt giảm xuống còn hai thành : La Rochelle và Montauban. Sau đó lại xảy ra chiến tranh, trong đó có cuộc bao vây thành La Rochelle, quân đội nhà vua dưới quyền lãnh đạo của Hồng y [[Richelieu]] phong tỏa thành phố suốt 14 tháng. Chiếu theo [[Hòa ước La Rochelle]] năm [[1629]], một số quyền lợi của người Kháng Cách về quân sự và mục vụ bị thu hồi, nhưng vẫn duy trì những quyền tự do tôn giáo họ có được trước khi bùng nổ cuộc chiến.
[[HìnhTập tin:Lodewijk XIV zittend.jpg|150px|nhỏ|[[Louis XIV của Pháp|Louis XIV]] (''Louis Đại đế'')]]
Trong những năm còn lại của triều Louis XIII, nhất là khi [[Louis XIV của Pháp|Vua Louis XIV]] còn nhỏ tuổi, việc thực thi chỉ dụ thay đổi mỗi năm. Năm [[1661]] Louis XIV, đặc biệt căm ghét người Huguenot, sau khi nắm triều chính liền bác bỏ một số quyền lợi dành cho người Huguenot trong chỉ dụ. Năm [[1681]], nhà vua cho tiến hành chính sách ''dragonnades'' dọa dẫm người Huguenot nhằm buộc họ cải đạo sang Công giáo Rôma hoặc phải trốn ra nước ngoài. Cuối cùng, vào tháng 10 năm [[1685]], Louis XIV ban hành [[Chỉ dụ Fontainebleau]] thu hồi Chỉ dụ Nantes và xem Kháng Cách là tôn giáo bất hợp pháp tại nước Pháp. Việc thu hồi Chỉ dụ Nantes đã gây ra nhiều thiệt hại cho nước Pháp, nhiều người Kháng Cách chọn rời bỏ quê hương hơn là cải đạo, mang theo họ các kỹ năng công nghiệp cần thiết cho nền [[kinh tế]] Pháp thời ấy như nghề dệt lụa, chế tạo đồng hồ, và phép đo thị lực. Ước tính trong hai thập niên có khoảng từ 200 000 đến 500 000 người Huguenot ra đi,<ref>[[:en:Jackson J. Spielvogel|Spielvogel]], ''Western Civilization — Volume II: Since 1500'' (5th Edition, 2003) p.410</ref> hầu hết tìm đến sinh sống ở [[Anh]], [[Phổ]], Cộng hòa Hà Lan, và [[Thụy Sĩ]]. Ngày [[17 tháng 1]] năm [[1686]], Louis XIV tuyên bố nay chỉ còn từ 1 000 đến 1 500 trong tổng số từ 800 000 đến 900 000 người Kháng Cách còn sinh sống ở Pháp.<ref>[[:en:Edict of Fontainebleau|Edict of Fontainebleau]]</ref>.
 
Đến đầu [[thế kỷ 18]], khá đông người Kháng Cách sinh sống trong vùng [[Cévennes]] xa xôi trên cao nguyên [[Massif Central]]. Cuộc nổi dậy năm [[1702]] của cư dân ở đây, vẫn thường gọi là dân [[Camisard]], dẫn đến một cuộc chiến kéo dài đến năm [[1715]], sau đó dân Camisard được để cho sống yên bình.
 
== Biên niên sử ==
* 17 tháng 1, 1562 - [[Chỉ dụ Saint-Germain]], thường gọi là "Chỉ dụ tháng Giêng"
* 1 tháng 3, 1562 - Thảm sát tại [[Wassy-sur-Blaise]]
Dòng 105:
** Tháng 6 năm 1595 - [[Trận Fontaine-Française]]
** Tháng 4 nămApril 1598 - Henri IV ban hành [[Chỉ dụ Nantes]]
== Xem thêm ==
* [[Catherine de' Medici]]
* [[Henri IV của Pháp]]
* [[Huguenot]]
* [[Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy]]
== Chú thích ==
{{reflist|2}}
== Tham khảo ==
* H. M. Baird, ''History of the Rise of the Huguenots of France, v1'' (1889), [http://books.google.com/books?vid=OCLC10527542 ''History of the Rise of the Huguenots of France, v2''] (1889). New edition, two volumes, New York, 1907.
* H. M. Baird, [http://books.google.com/books?vid=0JW0RZbmycVwhnR8f1XC4KG&id=i4sNAAAAIAAJ ''The Huguenots and the Revocation of the Edict of Nantes''], (1895).
* E. M. Hulme, [http://books.google.com/books?vid=0KJ-6-iWXnL7Ly9Uv-I6FV2&id=GjQNAAAAIAAJ ''The Renaissance, the Protestant Revolution, and the Catholic Reaction in Continental Europe''], (New York) 1914
* {{fr icon}} Arlette Jouanna and Jacqueline Boucher, Dominique Biloghi, Guy Thiec. ''Histoire et dictionnaire des Guerres de religion''. Collection: Bouquins. Paris: Laffont, 1998. ISBN 2-221-07425-4
* R. J. Knecht, ''The French Wars of Religion 1559–1598 (Seminar Studies in History)'' ISBN 0-582-28533-X
* T. M. Lindsay, [http://www.archive.org/details/historyr01linduoft ''A History of the Reformation, V1''] (1906). [http://www.archive.org/details/historyr02linduoft ''A History of the Reformation, V2''] (1907).
* J.H.M. Salmon. ''Society in Crisis: France in the Sixteenth Century''. London: Methuen, 1975. ISBN 0-416-73050-7
* J. W. Thompson, [http://www.archive.org/details/religionwarsfran00thomuoft ''The Wars of Religion in France, 1559-1576''], (Chicago, 1909)
* Arthur Augustus Tilley, [http://www.archive.org/details/frenchwarsofreli00tilluoft ''The French wars of religion,''] (1919)
Barbara B. Diefendorf, Beneath the Cross: Catholics and Huguenots in Sixteenth-Century Paris (Oxford, 1991).
== Liên kết ngoài ==
* [http://www.lepg.org/wars.htm The Wars of Religion, Part I]
* [http://www.lepg.org/wars2.htm The Wars of Religion, Part II]
* [http://www.museeprotestant.org/Pages/Notices.php?scatid=3&cim=-1&noticeid=886&lev=1&Lget=EN The Wars of Religion] at The Virtual Museum of French Protestantism
{{Các chủ đề|Pháp|Lịch sử|Cơ Đốc giáo}}
 
[[Thể loại:Chiến tranh tôn giáo Pháp]]
[[Thể loại:Lịch sử Giáo hội Công giáo Rôma]]
Hàng 149 ⟶ 150:
[[pl:III wojna z hugenotami]]
[[pt:Guerras religiosas na França]]
[[ru:Религиозные войны во Франции]]
[[sl:Francoske verske vojne]]
[[fi:Ranskan uskonsodat]]