Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Israel”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 115:
{{Chính|Chiến tranh Ả rập-Israel 1948}}
{{see also|Người tị nạn Do Thái|Người tị nạn Palestine|Cuộc di cư của người Palestine|Xung đột Ả rập-Israel}}
Sau khi nhà nước Israel được thành lập, quân đội [[Ai Cập]], [[Syria]], [[Jordan]], [[Liban]] và [[Iraq]] tham gia chiến đấu và bắt đầu giai đoạn hai của Chiến tranh Ả rập-Israel 1948 bằng việc tấn công Israel từ mọi phía nhằm duy trì trật tự cũ. Từ phía bắc, Syria, Liban và Iraq tiến tới sát biên giới. Các lực lượng Jordan tiến vào từ phía đông, chiếm Đông [[Jerusalem]] và bao vây phần phía Tây thành phố. Tuy nhiên, các lực lượng [[Haganah]], nhờ sự tài ba trong chiến thuật và điều hành đã ngăn chặn thành công đa số quân các nước Ả Rập, và các lực lượng của [[Irgun]] ngăn chặn thành công quân Ai Cập ở phía nam. Đầu tháng 6, Liên Hiệp Quốc tuyên bố một tháng ngừng bắn trong thời gian đó [[Lực lượng Phòng thủ IsrealIsrael]] được chính thức lập ra. Sau nhiều tháng chiến tranh, người Israel đã đánh bại hoàn toàn Liên quân Ả Rập, một sự ngừng bắn được tuyên bố năm [[1949]] và các biên giới tạm thời, được gọi là [[Giới tuyến xanh]], được lập ra. Israel đã có thêm được 26% lãnh thổ uỷ trị phía tây [[sông Jordan]]. Về phần mình, Jordan, chiếm các vùng núi rộng lớn của [[Judea]] và [[Samaria]], sau này được gọi là [[Bờ Tây]]. Ai Cập giành quyền kiểm soát một dải đất nhỏ dọc theo bờ biển, sau này được gọi là [[Dải Gaza]].
 
Trong và sau cuộc chiến, [[Thủ tướng Israel|Thủ tướng]] lúc đó [[David Ben-Gurion]] bắt đầu lập ra luật lệ bằng cách giải tán tổ chức vũ trang [[Palmach]] và các tổ chức bí mật như [[Irgun]] và [[Lehi]]. Hai nhóm đó thậm chí còn bị xếp vào các tổ chức khủng bố sau khi giết hại một nhà ngoại giao [[Thuỵ Điển]].