Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đỗ Tử Bình”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “'''Đỗ Tử Bình''' là tướng nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Sự nghiệp của ông gắn liền với cuộc chiến giữa Đại Việt…”
 
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Đỗ Tử Bình''' là tướng [[nhà Trần]] trong [[lịch sử Việt Nam]]. Sự nghiệp của ông gắn liền với cuộc chiến giữa [[Đại Việt]][[Chiêm Thành]] cuối [[thế kỷ 14]]. Cuộc đời ông hoạt động qua 5 đời vua, từ thời Trần Hiến Tông đến Trần Phế Đế.
 
== Thăng tiến ==
Sử sách khẳng định không rõ quê quán Đỗ Tử Bình ở đâu. [[Khâm định Việt sử thông giám cương mục]] dẫn từ sách [[An Nam chí]] của [[Cao Hùng Trưng]] [[nhà Minh]] và nêu giả thuyết có thể ông là người huyện Cổ Lan, tức là Đông Quan, thuộc tỉnh [[Nam Định]]<ref name="CM9">[http://gralib.hcmuns.edu.vn/greenstonelib/library?e=d-000-00---0sachlich--00-0-0--0prompt-10---4------0-1l--1-vi-50---20-about---00031-001-1-0utfZz-8-00&a=d&c=sachlich&cl=CL1&d=HASH0149d39c1237094672279282.15 Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển 9]</ref>.
 
Năm 1348, Đỗ Tử Bình đang giữ chức ngự tiền học sinh, được bổ nhiệm làm thị giảng. Tháng 7 năm 1359, ông được thăng làm Tri Khu mật viện sự.
Dòng 13:
 
=== Năm 1376-1377 ===
Năm 1376, vua Chiêm là [[Chế Bồng Nga]] lại mang quân xâm lấn. Duệ Tông sai [[Đỗ Tử Bình]] đi đánh. Chế Bồng Nga sợ hãi, xin dâng 10 mâm [[vàng]] tạ tội. Nhưng Tử Bình giấu vàng đi, lại tâu về triều rằng vua Chiêm kiêu ngạo không thần phục<ref name="CM10">[http://gralib.hcmuns.edu.vn/greenstonelib/library?e=d-000-00---0sachlich--00-0-0--0prompt-10---4------0-1l--1-vi-50---20-about---00031-001-1-0utfZz-8-00&a=d&c=sachlich&cl=CL1&d=HASH0149d39c1237094672279282.16 Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển 10]</ref>. Duệ Tông nổi giận, quyết định thân chinh đi đánh. Các quan đại thần Lê Tích, Trương Đỗ can ngăn không nên thân chinh nhưng Duệ Tông không nghe.
 
Tháng giêng năm 1377, quân Trần tiến tới kinh thành [[Đồ Bàn]] nước Chiêm. Chế Bồng Nga lập đồn giữ ngoài thành, rồi cho người đến trá hàng, nói với [[Trần Duệ Tông]] rằng Chế Bồng Nga đã bỏ thành trốn. Duệ Tông thúc quân tiến vào thành. Quân Chiêm tứ phía phục binh đổ ra đánh. Quân [[Đại Việt]] thua to, mười phần chết đến 7, 8 phần. Duệ Tông bị hãm trong vòng vây, bị trúng tên tử trận. Các tướng Đỗ Lễ, Nguyễn Lạp Hòa, Hành khiển Phạm Huyền Linh cũng tử trận.
 
Đỗ Tử Bình lúc đó lĩnh hậu quân không tới cứu ứng cho Duệ Tông. [[Lê Quý Ly]] cũng sợ hãi bỏ chạy. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông sai đem chiếc xe tù đi bắt Tử Bình. Khi Tử Bình về qua phủ Thiên Trường, người ta đua nhau chửi mắng, lấy gạch ngói ném vào xe tù Tử Bình. Thượng hoàng xuống chiếu trị tội nhưng miễn cho tử hình cho ông, chỉ bắt đi làm lính<ref name="DV7"/>.
 
Trong trận này, Đỗ Tử Bình trước đã vu cáo vua Chiêm gây ra nam tiến, sau không tới ứng cứu đại quân, được xem là người có trách nhiệm lớn với việc tử trận của vua Trần Duệ Tông<ref>Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 374</ref><ref name="DV8">[http://gralib.hcmuns.edu.vn/greenstonelib/library?e=d-000-00---0sachlich--00-0-0--0prompt-10---4------0-1l--1-vi-50---20-about---00031-001-1-0utfZz-8-00&a=d&c=sachlich&cl=CL1&d=HASH01ee20abb493d48e1ec1536f.3.8. Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 8]</ref>.