Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cải cách giá - lương - tiền”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bình Giang (thảo luận | đóng góp)
Dòng 3:
 
==Bối cảnh==
Tại [[Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IV|Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IV]] diễn ra từ ngày 14 đến ngày 20 tháng 12 năm 1978, Đảng Lao động Việt Nam quyết nghị đổi tên Đảng thành [[Đảng Cộng sản Việt Nam]], đổi tên nước thành [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam]], áp dụng mô hình kinh tế của [[miền Bắc]] trước khi thống nhất cho cả nước, tiến hành [[kế hoạch 5 năm (Việt Nam)|kế hoạch 5 năm]] 1976-1980. Mô hình kinh tế được lựa chọn đã bộc lộ những khuyết điểm ngay khi còn đang áp dụng ở miền Bắc, khi áp dụng ở [[miền Nam]] lại càng cho thấy không phù hợp, gây ra rất nhiều khó khăn cho các đơn vị và nhân dân. Trước thực tiễn đó, những sự thay đổi tư duy quản lý kinh tế đã hình thành, kể cả ở cấp đầu não chính trị, cấp địa phương, lẫn ở các đơn vị kinh tế. Thời kỳ 1979-1982 là thời kỳ có những chuyển biến trong tư duy về kế hoạch hóa kinh tế, về chính sách giá thu mua nông sản, về khoán sản xuất. Kết quả là kinh tế Việt Nam thời kỳ này có những khởi sắc. Tuy nhiên, cũng có những hậu quả tiêu cực như tình trạng tranh mua, tranh bán đẩy giá lên cao, tình trạng kế hoạch tập trung của nhà nước bị các đơn vị kinh tế không chấp hành do mải chạy theo kế hoạch 2 (kế hoạch liên doanh liên kết) và kế hoạch 3 (kế hoạch làm ăn kiểu thị trường). Những mặt tiêu cực này đã khiến hình thành chủ trương xét lại, thể hiện rõ qua [[Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V|Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ V]] vào tháng 3 năm 1982, hội nghị lần thứ 1 (tháng 9/1982), thứ 3 (tháng 12/1982), thứ 4 (tháng 6/1983)và thứ 5 (12/1983) của [[Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam|Ban chấp hành Trung ương Đảng]] khóa V, [[Chỉ thị Z30|chiến dịch Z-30]], v.v... Giữa lúc chủ trương uốn nắn lại được đẩy mạnh thì Chủ tịch [[Hội đồng Nhà nước]] [[Trường Chinh]] trước vốn là được xem là người bảo thủ đã có những thay đổi lớn về tư duy, đặc biệt là sau khi nghiên cứu những kết quả của các cải cách thời kỳ 1979-1982 và đi thực tiễn địa phương ở nhiều nơi. Ông đã nêu ra ý kiến cần đổi mới và phải đổi mới triệt để tại các hội nghị trung ương lần thứ 6, và 7 <ref name="ĐP">Đặng Phong (2008), ''Tư duy kinh tế Việt Nam - Chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975-1989'', Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội.</ref>. Đến hội nghị trung ương 8 (tháng 6/1985), Ban chấp hành trung ương đã quyết nghị tiến hành một cuộc cải cách lớn về [[giá - lương - tiền]], do giáo sư [[Đoàn Trọng Truyến]], giáo sư [[Trần Phương]], giáo sư [[Trần Quỳnh]} chỉ đạo, với nội dung chính như sau:
*Tính đủ [[chi phí]] hợp lý vào [[sản xuất]]
*Thực hiện cơ chế một giá trong toàn bộ hệ thống [[giá cả]]