Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sự kiện tuyệt chủng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
ArthurBot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: ar, bg, ca, cs, de, es, fi, fr, he, hr, hu, id, is, it, ja, nl, no, pl, pt, sk, sv, th, uk, zh Thay: en
Orrmaster (thảo luận | đóng góp)
Dòng 22:
[[Image:Impact event.jpg|thumb|Thiên thạch va chạm cuối kỷ Creta đã tiêu diệt loài khủng long]]
# '''[[Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta - phân đại Đệ tam|Cuối kỷ Creta]]''' (tuyệt chủng K-T) xảy ra 65 triệu năm trước đánh dấu sự chuyển tiếp từ [[kỷ Creta]] sang [[kỷ Paleogen]]. Khoảng 17% số họ, 50% số chi và 75% số loài đã tuyệt chủng sau biến cố này.<ref name="ucr" />. Sự kiện này đánh dấu thời kì thống trị của khủng long, mở ra con đường cho sự phát triển của [[động vât có vú]] và [[chim]] trở thành những sinh vật thống trị mặt đất. Nó cũng tiêu diệt một lượng lớn các loài sinh vật cố định ở biển (như [[san hô]], [[chân ngỗng]]...) khiến số lượng các loài này giảm xuống còn 33%. Tuyệt chủng K-T là một vụ tuyệt chủng không đồng đều. Có những sinh vật bị tuyệt chủng hoàn toàn, một số khác chịu những ảnh hưởng nặng nề và một số lại hầu như không bị ảnh hưởng đáng kể.
# '''[[Sự kiện tuyệt chủng kỷ Triat - kỷ Jura]]''', xảy ra 205 triệu năm về trước đánh dấu bước chuyển từ [[kỷ Triat]] sang [[kỷ Jura]]. Khoảng 23% số lượng họ và 48% số chi (ba gồm 20% số họ và 55% số chi sinh vật biển) tuyệt chủng.<ref name="ucr" /> Trên mặt đất, phần lớn các sinh vật thuộc nhóm bò sát thuộc [[phụ lớp thằn lằn cổ]] (archosauria) ngoại trừ [[khủng long]] đều tuyệt chủng. Bên cạnh đó là sự biến mất của hầu hết sinh vật thuộc nhóm bò sát thuộc [[bộ thằn lằn cung thú]] (therapsida) và phần lớn động vật [[lưỡng cư]]. Chính những nhân tố này đã tạo ra cơ hội có một không hai cho khủng long giành vị trí thống trị trên đất liền suốt kỷ Jura và kỷ Creta sau đó. Nhóm bò sát thuộc phụ lớp thằn lằn cổ sống dưới nước, tổ tiên của loài [[cá sấu]] ngày nay, tiếp tục thống trị các vùng nước ngọt và bò sát thuộc nhóm [[sọ hai cung]] (Diapsida) không bao gồm các loài archosaur (tức là các loài thuộc nhóm [[thằn lằn cổ rắn]] (Sauropterygia), [[thằn lằn cá]] (Ichthyopterygia) v.v) thống trị biển cả. Một nhánh của lưỡng cư là [[Temnospondyl]] gồm một số loài lưỡng cư cỡ lớn cũng vẫn tồn tại tiếp cho đến kỷ Creta ở [[Australia]].
# '''[[Sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi - kỷ Triat]]''', xảy ra 251 triệu năm về trước giữa 2 [[kỷ Permi]] và [[kỷ Triat]]. Đây là vụ tuyệt chủng khủng khiếp nhất trong lịch sử sinh học, giết chết 57% số họ và 83% số chi (trong đó có 53% số họ và 84% số chi sinh vật biển). Sự kiện này đã tiêu diệt hoàn toàn khỏi Trái đất 96% số loài sinh vật biển và 70% số loài sống trên cạn, bao gồm cả [[động vật có xương sống]], [[côn trùng]] và [[thực vật]].<ref name="ucr" /> Nó đã có tác động mạnh mẽ đến quá trình [[tiến hóa]] trên Trái đất: trên Mặt đất, động vật thuộc nhóm [[bò sát dạng thú]] (Synapsida) đánh mất ưu thế. Cần đến 30 triệu năm để các nhóm sinh vật có xương sống phục hồi số lượng và sự đa dạng<ref>{{
cite journal| author=Sahney S & Benton MJ| year=2008| title=Recovery from the most profound mass extinction of all time| journal=Proceedings of the Royal Society: Biological| volume=275|issue=759}}</ref>. Chỗ trống của nhóm Synapsida sau đó được thay thế bởi nhóm thằn lằn cổ Archosauria. Ở biển, nhóm động vật sống cố định đã giảm từ 67% xuống còn 50% trong tổng số động vật biển. Thực sự thì đối với nhóm sinh vật biển, thời kì cuối kỷ Permi là một thời kì thực sự khó khăn.