Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hà Văn Mao”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “Hà Văn Mao(?-1887), ông quê ở xã Điền Lư, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.Gia đình ông nhiều đời làm quan trong triều đình, bản th…”
 
Dinhtuydzao (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
Hà Văn Mao(?-1887), ông quê ở xã Điền Lư, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.Gia đình ông nhiều đời làm quan trong triều đình, bản thân ông là một thủ lĩnh dân tộc Mường ở vùng Bá Thước. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, ông tham gia khởi nghĩa Ba Đình. Khởi nghĩa Ba Đình là một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19 của nhân dân Việt Nam chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, diễn ra vào năm 1886-1887 tại Ba Đình - Nga Sơn, Thanh Hoá. lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này là Đinh Công Tráng (1842-1887)và Phạm Bành (?-1887)Nghĩa quân của Đinh Công Tráng đã đánh nhiều trận giành thắng lợi Năm 1886, nghĩa quân liên tiếp tiến công các phủ, thành, huyện lỵ, chặn đánh các đoàn xe, các toán quân lẻ, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại. Ngày 12 tháng 3 năm 1886 lợi dụng phiên chợ đã tấn công Tòa Công sứ Thanh Hóa. Và tiếp đó, nghĩa quân đã tấn công nhiều phủ thành, chặn đánh các đoàn xe, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại.Từ 18-12-1886 đến 20-1-1887 Đại tá Brissand thống lĩnh 76 sĩ quan và 3.500 quân vây hãm và tiến đánh căn cứ Ba Đình. Quân Pháp đã nã tới 16.000 quả đại bác trong vòng một ngày trời, biến căn cứ Ba Đình thành biển lửa. Nghĩa quân Ba Đình đã chiến đấu trong suốt 32 ngày đêm chống lại kẻ thù đông gấp 12 lần, được trang bị vũ khí tối tân hiện đại. Trong những trận chiến đấu vô cùng ác liệt này, nghĩa quân đã mưu trí dũng cảm, bám trụ từng tấc đất, đập tan nhiều cuộc tấn công, gây tổn thất nặng nề cho quân đội Pháp, làm chấn động tinh thần binh lính Pháp ở Việt Nam và còn là nỗi lo sợ cho người Pháp ở chính quốc. Nhưng vì lực lượng quá nhỏ không thể đương đầu với đội quân Pháp vừa đông vừa mạnh, nên lực lượng của nghĩa quân Ba Đình bị thương vong nhiều. Để tránh khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn, nghĩa quân Ba Đình đã mở con đường máu vượt qua vòng vây dày đặc của quân Pháp, rút khỏi căn cứ lên Mã Cao để củng cố lực lượng và chuẩn bị cuộc chiến đấu mới. Đến sáng ngày 21 tháng 1 năm 1887, quân Pháp mới chiếm được Ba Đình. Sau đó, quân Pháp đã triệt hạ hoàn toàn cả ba làng của căn cứ Ba Đình, tiếp tục cho quân truy kích nghĩa quân ở Mã Cao, rồi tiếp tục đến Thung Voi, Thung Khoai và cuối cùng là tận miền tây Thanh Hóa, nơi đóng quân của Cầm Bá Thước. Các thủ lĩnh Nguyễn Khế, Hoàng Bật Đạt tử trận. Phạm Bành, Hà Văn Mao, Lê Toại tự sát... chỉ còn Đinh Công Tráng chạy về Nghệ An. Quân Pháp treo giải cái đầu ông với giá trị tiền thưởng rất cao. Mùa hè 1887, vì tham tiền viên Lý trưởng làng Chính An đã mật báo cho quân Pháp đến bắt và sát hại Đinh Công Tráng.Hà Văn Mao được nhân dân yêu mên, kính trọng. tên của ông được đặt cho tên một trường THPT lớn của huyên Bá Thước- trường THPT HÀ VĂN MAO(năm 2000).
{{Sơ khai}}