Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tango (vũ điệu)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 26:
 
Vào đầu thế kỷ 20, các vũ công và nhạc công từ Buenos Aires đã tới châu Âu, ở đó điệu tango châu Âu cuồng nhiệt đầu tiên đã diễn ra ở Pa-ris, rồi sang đến Luân-đôn, Ber-lin và rất nhiều thủ đô khác. Cho đến cuối năm 1913, tango đã đến với thành phố New York, nước Mỹ và Phần Lan. Tại Mỹ, khoảng năm 1911, cái tên "Tango" thường được dùng cho các điệu nhảy một bước có nhịp 2/4 hoặc 4/4. Thuật ngữ này rất phổ biến và không hề có ý nhắc tới các bước nhảy tango thực sự (cho dù trong một vài trường hợp là có). Người ta đôi khi cũng chơi nhạc tango, nhưng lại ở tốc độ nhanh hơn. Thời này, điệu tango được coi là tango Bắc Mỹ (North American Tango) để đối lập với "Rio de la Plata Tango". Năm 1914, những thể loại tango gần với điệu nhảy gốc hơn được phát triển, đi cùng với nó là một vài biến thể như tango Albert Newman's "Minuet".
 
Tại Ac-hen-ti-na, cuộc đại suy thoái năm 1929 và những hạn chế sau sự sụp đổ của chính phủ Hipólito Yrigoyen năm 1930 đã làm điệu tango trở nên suy tàn. Những giá trị của nó đã được bảo vệ và trở nên phổ biến rộng rãi hơn, là một trong những niềm tự hào của quốc gia dưới thời chính phủ Juan Perón. Tango lại suy tàn một lần nữa vào thập kỷ 1950 do suy thoái kinh tế và bởi chế độ quân sự độc tài đã ngăn cấm những cuộc tụ tập nơi công cộng, sau này nữa là do sự phổ biến của nhạc Rock 'n Roll.
 
Năm 2009, điệu tango được UNESCO tuyên bố là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của thế giói.