Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hà Văn Mao”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Thêm nhanh thể loại Phong trào Cần Vương (dùng HotCat)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Hà Văn Mao''' (?-1887) là một thủ lĩnh nghĩa quân người [[dân tộc Mường]] hưởng ứng [[phong trào Cần Vương]] chống [[Pháp]] tại [[Thanh Hóa]] cuối [[thế kỷ 19]].
 
==Thân thế==
Ông quê ở xã Điền Lư, châu Quan Hóa (nay thuộc huyện [[Bá Thước]]), tỉnh [[Thanh Hóa]]. Năm sinh của ông hiện vẫn chưa rõ, chỉ xác định là gia đình ông nhiều đời làm thủ lĩnh bộ tộc Mường ở vùng thượng đạo Thanh Hóa, được [[triều Nguyễn]] gia phong quan tước. Bản thân ông cũng là một thổ ty Mường ở vùng châu Quan Hóa.
 
==Hưởng ứng phong trào Cần Vương==
Năm [[1885]], sau khi kinh thành [[Huế]] thất thủ, [[Tôn Thất Thuyết]] đưa vua [[Hàm Nghi]] lên [[chiến khu Tân Sở]] ([[Quảng Trị]]) ra [[chiếu Cần Vương]] kêu gọi toàn dân chống Pháp. Nhận thấy tương quan lực lượng khá chênh lệch, vào [[tháng 2]] [[năm]] [[1886]], Tôn Thất Thuyết đã để cho hai con trai của mình là [[Tôn Thất Thiệp]] và [[Tôn Thất Đạm]] tiếp tục duy trì "triều đình Hàm Nghi" chống Pháp, còn mình cùng với [[Trần Xuân Soạn]] và [[Ngụy Khắc Kiều]] tìm đường cầu viện, vượt [[Hà Tĩnh]] rồi [[Nghệ An]], đến [[tháng 3]] năm 1886 ông tới Thanh Hóa. Tại đây, ông phân công Trần Xuân Soạn ở lại Cẩm Thủy lo phát triển phong trào, rồi đến tổng Trịnh Vạn thuộc châu Thường Xuân hội kiến với thủ lĩnh người Thái là [[Cầm Bá Thước]]. Ngày [[22 tháng 4]] năm 1886, ông lên đường, vượt [[thượng lưu]] [[sông Mã]], đến châu Quan Hóa để gặp Hà Văn Mao. Sau đó, tháng 6 năm 1886, ông tiếp tục lên vùng [[Sơn La]], [[Lai Châu]] để hội kiến với thủ lĩnh [[Người Thái (Việt Nam)|Thái trắng]] là [[Đèo Văn Trị]], trước khi sang [[Trung Quốc]].
 
Sau cuộc hội kiến với Tôn Thất Thuyết, Hà Văn Mao đồng ý tham gia phong trào chống Pháp và được Tôn Thất Thuyết phong làm Tán lý, chỉ huy nghĩa quân chống Pháp ở miền tây Thanh Hóa. Ông cho xây dựng căn cứ ở Mã Cao ([[Yên Định]]), từ đó phát triển và chỉ huy nghĩa quân đánh Pháp ở Bái Thượng, La Hán, Thọ Xuân.
 
==Hợp chiến với nghĩa quân Ba Đình==
Từ [[18 tháng 12]] năm 1886 đến [[20 tháng 1]] năm [[1887]], [[đại tá]] Brissand chỉ huy quân Pháp tiến đánh [[khởi nghĩa Ba Đình|căn cứ Ba Đình]]. Dù kiên cường chiến đấu, nhưng do lực lượng mỏng, bị bao vây cô lập dưới hỏa lực mạnh của quân Pháp, các nhóm nghĩa quân khác không thể tiếp viện, nghĩa quân Ba Đình bị thương vong nặng và buộc phải mở đường máu phá vòng vây để rút về căn cứ Mã Cao để hợp quân với nghĩa quân của Hà Văn Mao, củng cố lực lượng và chuẩn bị chiến đấu. Đến sáng ngày [[21 tháng 1]] năm 1887, căn cứ Ba Đình thất thủ.
 
Sau triệt hạ hoàn toàn cả ba làng của căn cứ Ba Đình, Pháp tiếp tục cho quân truy kích nghĩa quân ở Mã Cao. Tại đây, bộ chỉ huy nghĩa quân được tổ chức lại dưới quyền chỉ huy của Hà Văn Mao cùng một số thủ lĩnh của căn cứ Ba Đình<ref>Lúc này, sau khi đưa được nghĩa quân về Mã Cao, [[Đinh Công Tráng]] về Nghệ An và [[Phạm Bành]] thì về quê nhà tại [[Hậu Lộc]], [[Thanh Hóa]].</ref>. Do địa hình hiểm trở, căn cứ Mã Cao cầm cự được đến tận mùa thu năm 1887 mới bị quân Pháp phá vỡ.
Dòng 20:
 
==Vinh danh==
Hà Văn Mao được người dân địa phương kính trọng bởbởi sự nghiệp kháng Pháp và khí tiết kiên trung, lẫm liệt. Tên của ông được đặt cho tên một con đường tại phường Ba Đình, [[thành phố Thanh Hóa]] và một trường THPT[[trung học phổ thông]] lớn của huyện Bá Thước - trườngTrường THPTtrung học VĂNphổ thông Hà Văn Mao MAO(năm [[2000]]).
 
==Chú thích==