Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thang sức gió Beaufort”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
D'ohBot (thảo luận | đóng góp)
→‎Ứng dụng: Việt Nam đã sửb dụng thêm cấp 13-17 ... Ví dụ bão Hagupit (số 6)
Dòng 56:
 
Tại [[Việt Nam]], do hầu như không có bão mạnh đến mức cần sử dụng thang bão Saffir-Simpson (lý do là các cơn bão mạnh trên cấp 12 hầu như đều xuất phát từ ngoài đại dương, sau khi vượt qua [[Philipin]] để đổ bộ vào Việt Nam thì sức gió đã suy giảm rất nhiều), nên người ta chỉ cần sử dụng thang sức gió Beaufort để mô tả sức mạnh của chúng là đủ. [[Gió xoáy]] có cấp Beaufort từ 6 đến 7 trên một diện rộng gọi là [[áp thấp nhiệt đới]]. Gió xoáy từ cấp 8 trở lên trên một diện rộng, có thể kèm theo mưa lớn gọi chung là bão. Tuy nhiên, điều này đã không còn đúng trong thời gian gần đây, điển hình là các cơn [[bão Chanchu (2006)|bão Chanchu]] và [[bão Xangsane (2006)|bão Xangsane]] trong năm 2006. Mặc dù bão Chanchu không đi vào vùng bờ biển Việt Nam, nhưng với cấp 4 theo [[thang bão Saffir-Simpson]] nó đã làm nhiều tàu thuyền bị đánh chìm và nhiều ngư dân Việt Nam bị chết trên [[biển Đông]]. Trong dự báo bão cho cơn bão Xangsane, lần đầu tiên người ta đã sử dụng cấp 13 và trên cấp 13.
 
Tuy nhiên ,đến năm 2008 khi cơn bão số 6 mang tên quốc tế Hagupit (dùi cui) đi vào khu vực Bắc Biển Đông Việt Nam với sức gió của nó đạt 120 hải lý (knot) ... tương đương với cấp 4 của thang bão Saffir-Simpson thì Việt Nam bắt đầu sử dụng cấp 13 - 17 khi đã nâng nó lên cấp ngưỡng đầu tiên của siêu bão là cấp 15.
 
Tại [[Mỹ]], gió có cấp Beaufort 6 - 7 tạo ra các bản thông báo là ''small craft advisory'', với sức gió cấp 8 - 9 là ''gale warning'', cấp 10 hay 11 - ''storm warning'' (hay "tropical storm warning"), và tất cả những cái mạnh hơn gọi là ''hurricane warning''.