Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thí nghiệm Rutherford”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 8:
Năm [[1911]], [[Ernest Rutherford]] tiến hành thí nghiệm của mình tại [[Đại học Manchester]]. Ông cùng với những người trợ lý chiếu dòng [[hạt alpha]] vào các lá vàng mỏng và đo số hạt alpha bị [[phản xạ]], truyền qua và [[tán xạ]]. Họ khám phá ra một phần nhỏ các hạt alpha đã phản hồi lại.
 
Nếu cấu trúc nguyên tử có dạng như mô hình "mứt mận" thì sự phản hồi không thể xảy ra, do nguyên tử là môi trường trộn lẫn giữa điện tích âm (của [[điện tử]]) và điện tích dương (của [[proton]]), trung hòa điện tích và gần như không có [[lực tĩnh điệnCoulomb]] giữa nguyên tử và các hạt alpha. Nói một cách hình tượng do không có lực tĩnhtương điệntác đáng kể, mô hình "mứt mận" như tấm nệm mềm đối với các hạt alpha.
 
Kết quả thí nghiệm chỉ có thể được giải thích khi giả thiết rằng nguyên tử chứa một [[hạt nhân]] mang [[điện tích]] dương nhỏ bé trong lõi, với những [[điện tử]] mang điện tích âm khác chuyển động xung quanh nó trên những [[quỹ đạo]] khác nhau, ở giữa là những khoảng không. Khi đó, hạt alpha khi nằm bên ngoài nguyên tử không chịu lực tĩnh điệnCoulomb, nhưng khi đến gần hạt nhân mang điện dương trong lõi thì bị đẩy do hạt nhân và hạt alpha đều tích điện dương. Do lực tĩnh điệnCoulomb [[tỷ lệ nghịch]] với [[bình phương]] [[khoảng cách]] nên hạt nhân cần có kích thước nhỏ để đạt [[lực]] đẩy lớn tại các khoảng cách nhỏ giữa hạt alpha và hạt nhân. Nói một cách hình tượng, mô hình hạt nhân lõi nhỏ là lá chắn cứng<ref>[http://www.chemistryexplained.com/Ru-Sp/Rutherford-Ernest.html Rutherford, Ernest]</ref> hơn đối với các hạt alpha.
 
Rutherford đã mô tả lại kết quả này một cách đầy hình tượng: ''Điều này giống như khi bắn súng vào một tờ giấy và thấy vài viên đạn bay ngược trở lại''.<ref>[http://www.fnal.gov/pub/inquiring/timeline/03.html Thí nghiệm Rutherford]</ref> Về sau sự [[tán xạ]] tương tự như của các hạt alpha trên các hạt nhân được gọi là '''tán xạ Rutherford'''.