Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trôi dạt lục địa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thay: ko:대륙 이동설; sửa cách trình bày
Dòng 1:
[[HìnhTập tin:Pangea animation 03.gif|phải|frame|Sự trôi dạt của các lục địa]]
[[HìnhTập tin:Plates tect2 en.svg|thumb|phải|255px|Plates in the crust of the earth, according to the [[plate tectonics]] theory]]
[[HìnhTập tin:Snider-Pellegrini Wegener fossil map.gif|thumb|phải|Fossil patterns across continents]]
'''Trôi dạt lục địa''' là sự chuyển động tương đối với nhau của các [[lục địa]] trên [[Trái Đất]]. Lý thuyết trôi dạt lục địa được [[Alfred Wegener]] đưa ra lần đầu tiên năm 1912 và tồn tại cho đến khi nó được thay thế bởi lý thuyết [[kiến tạo mảng]].
__TOC__
Năm [[1912]], Alfred Wegener đã nhận thấy rằng hình dáng của các lục địa ở hai bên bờ của [[Đại Tây Dương]] có thể được xếp khít vào nhau (ví dụ [[Châu Phi]] và [[Nam Mỹ]]). Sau đó, [[Benjamin Franklin]] cũng có nhận xét tương tự. Sự tương đồng giữa các cấu trúc địa lý và hóa thạch ở các lục địa làm cho các nhà địa chất, vào năm [[1900]], cho rằng các lục địa đã từng xuất phát từ một "[[siêu lục địa]]" với cái tên là [[Pangaea]]. Ban đầu, giả thuyết đó không được chấp nhận rộng rãi vì người ta không hiểu tại sao các lục địa lại có thể trôi dạt ra xa nhau. Cho đến tận [[thập niên 1950]] nó mới được chấp nhận ở [[Châu Âu]] và phải đến [[thập niên 1960]] nó mới được chấp nhận ở [[Bắc Mỹ]]. Giả thuyết trôi dạt lục địa trở thành một bộ phận của một lý thuyết lớn hơn là lý thuyết [[kiến tạo mảng]].
 
== Các dữ liệu khác ==
[[Nam Mỹ]] và [[Châu Phi]] đang rời xa nhau với tốc độ 3 cm trong một năm. Tốc độ này bằng tốc độ mọc của móng tay người.
 
== Bằng chứng về sự trôi dạt lục địa ==
Bằng chứng về sự trôi dạt của các lục địa hiện nay rất nhiều. Các hóa thạch động thực vật có tuổi như nhau (ví dụ hóa thạch của một loại cá sấu được tìm thấy ở [[Brasil]] và [[Nam Phi]]) được tìm thấy ở bờ của các lục địa cho thấy rằng chúng đã từng có một nguồn gốc chung.
 
Hình dáng các bờ của Nam Mỹ và Châu Phi có thể xếp khít lại được với nhau. Trong hàng triệu năm, đáy biển bị di chuyển, các lục địa bị trôi dạt và lực kiến tạo mảng (''tectonophysics'') sẽ làm cho các lục địa rời xa nhau hơn và xoay hai lục địa này. Đó là điều mà [[Alfred Wegener]] nghiên cứu và đưa ra giả thuyết của ông.
 
== Tranh cãi về sự trôi dạt lục địa ==
Trước khi có nhiều bằng chứng [[địa lý học]] thu thập được từ sau [[Đệ nhị thế chiến]], ý tưởng về sự trôi dạt của các [[lục địa]] đã từng gây ra tranh cãi nảy lửa giữa các nhà khoa học. Ngày [[15 tháng 11]] năm [[1926]], [[Hiệp hội Địa chất Dầu mỏ Mỹ]] (AAPG) mở một hội thảo, trong đó bàn cãi về thuyết lục địa trôi dạt. Kết quả là tập các bài báo ra đời năm [[1928]] với tên Lý thuyết về trôi dạt lục địa (''Theory of continental drift''). Wegener cũng viết bài cho tập này.
 
Vấn đề gây khó hiểu nhất trong lý thuyết của Wegener là các lục địa bị "đào xới" lên từ nền đá của các đại dương. Đa số các nhà địa chất học đã không tin như vậy. Thuyết [[kiến tạo mảng]], một phiên bản cập nhật hiện đại cho ý tưởng của Wegener, giải nghĩa chuyển động của các lục địa thông qua sự [[tách giãn đáy đại dương]]. Các lớp đá mới được hình thành nhờ hoạt động của [[núi lửa]] ở các dãy núi giữa các đại dương và sẽ quay trở về vỏ [[Trái Đất]] tại các vực sâu của đại dương. Đáng chú ý là, trong tập bài báo xuất bản năm [[1928]] của AAPG, G. A. F. Molengraaf làm việc tại [[Viện Công nghệ Delft]] (nay là [[Đại học Công nghệ Delft]]) đã đề xuất một mô hình về tách giãn đáy đại dương khi miêu tả sự mở rộng của Đại Tây Dương và [[đới tách giãn Đông Phi]]. Giả thuyết này vẫn cần kiểm tra thêm bằng các bằng chứng thực nghiệm.
 
== Đọc thêm ==
* Lê Minh Triết và Ngô Thường San, ''Các lục địa trôi dạt về đâu?'', Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1977, 162 tr.
 
== Liên kết ngoài ==
* [http://www.ux1.eiu.edu/~cfjps/1300/cont_drift.html Giới thiệu vắn tắt về Kiến tạo mảng, dựa trên công trình của Alfred Wegener]
 
[[Thể loại:Địa chất học]]
Dòng 47:
[[fo:Meginlandarák]]
[[gl:Deriva continental]]
[[ko:대륙이동설대륙 이동설]]
[[hr:Pomicanje kontinenata]]
[[it:Deriva dei continenti]]