Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo hoàng Piô I”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: sửa chính tả 3, replaced: thứ 3 của → thứ ba của using AWB
n →‎top: clean up, replaced: → using AWB
Dòng 18:
Ông sinh tại Aquileia, ở Friuli miền bắc nước [[Ý]] vào cuối thế kỷ thứ nhất. Trong Muratorian Canon và Liberian Catalogue cho rằng ông là anh em của Hermas, tác giả của tác phẩm được gọi là "Việc trông nom của Hermas". Người ta xác định rằng, tác giả của tác phẩm như là một cựu nô lệ. Chính điều này đã đưa đến những suy nghĩ rằng cả Herman và Pius là những [[nô lệ]] được giải phóng.
 
Piô I cai quản giáo hội ở giữa thế kỷ II trong khoảng triều đại Hoàng đế [[Antoninus Pius|Antonius Pius]] (Antôniô Đạo Đức) và [[Marcus Aurelius]]. Ông đã phải chịu nhiều khó khăn, gian khổ trong thời gian cai trị của mình. Vài sử gia cho là ngài đã chọn ngày cử hành [[Lễ Phục Sinh|Lễ Phục sinh]] vào [[Chủ nhật|Chủ Nhật]] đầu tiên sau tháng tư trăng tròn. Những quy tắc của ông đối với các dự tòng người Do Thái được coi là quan trọng. Ông được biết đến là người đã xây dựng một trong những nhà thờ lâu đời nhất ở Rôma: nhà thờ Santa Pudenziana để kính chị ông là người đã mang tên này.
 
Triều Giáo hoàng của ông được đánh dấu bởi sự phát triển các ý tưởng ngộ đạo, đã được truyền bá dưới triều Giáo hoàng trước bởi Cerdon và Valentin Ai Cập. Những người này đã nhận được một sự tăng cường trọng lượng với Marcion là người đưa ra bàn cãi về đặc tính vừa nhân tính vừa thần tính của Chúa Kitô. Đối với Piô I, đó là điều không thể chấp nhận được và Marcion đã bị loại ra khỏi Giáo hội vào khoảng năm 144. Về sự đấu tranh chống lại những ý tưởng do những người ngoại giáo bảo vệ, nó nhận được, trên bình diện trí tuệ và triết học, sự tăng viện của một nhà biện chức thực sự trong con người của Justinô thành Naplouse, người đã đến giúp một vị Giáo hoàng ít thoải mái hơn vị tiền nhiệm của mình trong loại tranh cãi này.