Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo hoàng Urbanô I”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: replaced: == Tài liệu tham khảo == → ==Tham khảo== using AWB
n →‎Tiểu sử: clean up, replaced: → (3) using AWB
Dòng 18:
Hầu hết các thông tin về cuộc sống của Giáo hoàng Urbanô I đều rất bí ẩn, dẫn đến nhiều thần thoại và quan niệm sai lệch. Mặc dù thiếu nguồn nhưng ông là vị Giáo hoàng đầu tiên có thể định ngày bắt đầu triều đại của mình. Đó là ngày 14 tháng 10 năm 222. Triều đại Giáo hoàng của ông được đánh dấu bằng một thời kỳ khá bình lặng. Vị hoàng đế mới, [[Marcus Aurelius Severus Alexander]] khá có thiện ý với người Ki tô hữu. Trái lại cuộc tranh cãi với Hippolytus vẫn tiếp tục sôi nổi và kéo dài tới thời vị Giáo hoàng tiếp theo.
 
Năm sinh của Giáo hoàng Urbanô I không được xác định tuy nhiên một số nguồn cho rằng ông sinh tại Rôma. Ông được cho là người đã chấp thuận việc Giáo hội có quyền sở hữu tài sản. Vào thời gian cai trị của ông, giáo hội tại Rô-ma đã tăng trưởng nhanh chóng dẫn đến niềm tin rằng: Urbanô I đã thực hiện một chính sách thay đổi với sự đóng góp của cac tín hữu sùng đạo. Một nghị định của Giáo hoàng được quy cho là của Urbanus I: " Những mòn quà của những tín hữu sùng kính được dâng cho Chúa chỉ có thể được sử dụng cho các mục đích của giáo hội và cho người nghèo. Những quà tặng đem dâng của những tín hữu sùng kính được xem như của lễ đền tội và là tài sản của giáo hội".
 
[[Tập tin:Św Urban figura Cieszowa 254.jpg|nhỏ|trái|150px|Giáo hoàng Urbanô I đội "tam trùng miện".]]
Tương truyền ông đã rửa tội cho chồng của [[Thánh Cecilia]]. Truyền thống cho rằng ông là người làm đầu mối cho Thánh Cecilia và chồng của Thánh nhân hoán cải. Cecilia là một thiếu nữ Kitô giáo của giai cấp quyền quý kết hôn với một người La Mã tên là Valerian. Bà đã nói với người chồng của mình, "Em sẽ tiết lộ cho anh một sự thật, nhưng anh phải hứa đừng nói với ai." Và khi ông hứa, bà nói: "Có một thiên thần luôn trông chừng em, và gìn giữ em khỏi bị ai đụng chạm đến." Ông nói, "Em yêu dấu, nếu đó là sự thật, hãy cho anh thấy vị thiên thần ấy," và bà trả lời, "Anh chỉ có thể thấy nếu anh tin vào Thiên Chúa, và được rửa tội. Sau đó, bà gửi chồng đến gặp Giáo hoàng Urbanô I để được rửa tội; và khi ông trở về nhà, ông thấy Cecilia đang cầu nguyện trong phòng, và cạnh đó là một thiên thần. Cecilia, qua lời rao giảng của mình đã đưa bốn trăm người trở lại đạo và được Giáo hoàng Urbanô rửa tội. Sau đó bà bị bắt và bị xử tử. Năm 230, sau cuộc tử đạo của Thánh Cecilia ở [[Trastevere]], Urbano đã cho xây một ngôi Thánh đường làm nơi đặt di hài thánh nữ ngày nay.
Ông cũng thường xuất hiện trong nghệ thuật với một trong hai hình thức. Thông thường ông ngồi đội "tam trùng miện" của Giáo hoàng hoặc đội mũ của Giám mục, một tay cầm cuốn kinh thánh và một tay cầm một chùm nho. Truyền thuyết dân gian cho rằng Giáo hoàng Urbanô là quan thầy của vụ mùa nho và trong các xứ thuộc Đức, cũng như ở Alsace, nhiều lần đặc biệt là vào thời kỳ trung đại, các thẩm quyền và Giáo hội Công giáo đã phải can thiệp để giới hạn bớt những sự quá đáng của lòng sùng kính này.