Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hành tinh nguyên tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 8:
Trước năm [[1911]], [[nguyên tử]] được cho là có cấu trúc tuân theo mô hình mứt mận của [[J. J Thomson]], gồm các hạt tích điện dương đan xen với các [[electron]], tạo thành một hỗn hợp tương tự như thành phần của mứt mận.
 
Năm [[1909]], theo sự chỉ đạo của Rutherford, Hans Geiger và Ernest Marsden tiến hành [[thí nghiệm]], mà sau này gọi là [[thí nghiệm Rutherford]], tại [[Đại học Manchester]]]]<ref>H. Geiger and E. Marsden, [http://dbhs.wvusd.k12.ca.us/webdocs/Chem-History/GM-1909.html ''On a Diffuse Reflection of the α-Particles''], Proceedings of the Royal Society, 1909 A vol. '''82''', p. 495-500</ref>. Họ chiếu dòng [[hạt alpha]] vào các lá vàng mỏng và đo số hạt alpha bị [[phản xạ]], truyền qua và [[tán xạ]]. Họ khám phá ra một phần nhỏ các hạt alpha đã phản hồi lại.
 
Nếu cấu trúc nguyên tử có dạng như mô hình "mứt mận" thì sự phản hồi xảy ra rất yếu, do nguyên tử là môi trường trộn lẫn giữa điện tích âm (của [[điện tử]]) và điện tích dương (của [[proton]]), trung hòa điện tích và gần như không có [[lực tĩnh điện]] giữa nguyên tử và các hạt alpha.
 
Năm [[1911]], Rutherford giải thích kết quả thí nghiệm<ref>E. Rutherford, [http://fisica.urbenalia.com/arts/structureatom.pdf ''The Scattering of α and β Particles by Matter and the Structure of the Atom''], Philosophical Magazine. Series 6, vol. '''21'''. May 1911</ref>, với giả thiết rằng nguyên tử chứa một [[hạt nhân]] mang [[điện tích]] dương nhỏ bé trong lõi, với những [[điện tử]] mang điện tích âm khác chuyển động xung quanh nó trên những [[quỹ đạo]] khác nhau, ở giữa là những khoảng không. Khi đó, hạt alpha khi nằm bên ngoài nguyên tử không chịu lực Coulomb, nhưng khi đến gần hạt nhân mang điện dương trong lõi thì bị đẩy do hạt nhân và hạt alpha đều tích điện dương. Do lực Coulomb [[tỷ lệ nghịch]] với [[bình phương]] [[khoảng cách]] nên hạt nhân cần có kích thước nhỏ để đạt [[lực]] đẩy lớn tại các khoảng cách nhỏ giữa hạt alpha và hạt nhân.
 
==Ảnh hưởng==
Dòng 20:
 
Dù cho nó không chính xác, mô hình nguyên tử Rutherford thường được dùng trong các minh họa trong các phương tiện thông tin đại chúng như là [[biểu tượng]] cho [[nguyên tử]]. Ví dụ như mô hình này được vẽ trên [[cờ]] của [[Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế]].
==Chú thích==
 
<references/>
==Xem thêm==
*[[Thí nghiệm Rutherford]]