Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hành tinh nguyên tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 17:
Mô hình nguyên tử của Rutherford là mô hình đầu tiên đề xuất một hạt nhân nhỏ bé nằm tại tâm của nguyên tử, có thể coi là sự khai sinh cho khái niệm [[hạt nhân nguyên tử]]. Sau khám phá này, việc nghiên cứu về nguyên tử được tách ra làm hai nhánh, [[vật lý hạt nhân]] nghiên cứu về hạt nhân nguyên tử, và [[vật lý nguyên tử]] nghiên cứu cấu trúc của các [[electron]] bay quanh.
 
Tuy nhiên, mô hình Rutherford có cách nhìn cổ điển về các hạt electron bay trên quỹ đạo như các hành tinh bay quanh Mặt Trời; không thể giải thích được cấu trúc quỹ đạo của electron liên quan đến các quá trình [[hóa học]]; đặc biệt không giải thích được tại sao nguyên tử tồn tại cân bằng bền và electron không bị rơi vào trong hạt nhân. Mô hình này sau đó được thay thế bằng mô hình bán cổ điển của [[Neils Bohr]] vào năm [[1913]] và mô hình [[lượng tử]] về nguyên tử.
 
Dù cho nó không chính xác, mô hình nguyên tử Rutherford thường được dùng trong các minh họa trong các phương tiện thông tin đại chúng như là [[biểu tượng]] cho [[nguyên tử]]. Ví dụ như mô hình này được vẽ trên [[cờ]] của [[Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế]].