Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoàng Kế Viêm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 3:
 
==Tiểu sử==
'''Hoàng Kế Viêm''', người làng Văn La, tổng Văn Đại, huyện [[Quảng Ninh, Quảng Bình|Quảng Ninh]], tỉnh [[Quảng Bình]]. Ông là con của Hoàng Kim Xán, Bố chánh tỉnh [[Khánh Hòa]]. Sau khi Hoàng Kế Viêm thi đỗ [[cử nhân]] vào năm [[1843]] thời vua [[Minh Mạng]], ông được bổ Tư vụ, hàm Quang Lộc tự khanh.
 
Ông kết duyên với con gái thứ năm của vua Minh Mạng là công chúa Hương La, nhưng chẳng bao lâu thì vợ mất.
 
Đời [[Thiệu Trị]], năm 1846, ông làm Lang trung Bộ Lại,. đếnĐến thời [[Tự Đức]] (năm 1850), mẹ mất, ông đang ở quê chịu tang thì được chiếu triệu về kinh, sung chức Án sát tỉnh [[Ninh Bình]] (1852). Năm 1854, ông thăng Bố chính [[Thanh Hóa]], Bố chánh kiêm Tuần phủ [[Hưng Yên]] (1859), Tổng đốc An Tịnh (1863). Suốt thời gian trên, ông có công trị an, mở mang kinh tế, thủy lợi...
 
Năm cuối thập niên 1860, dư đảng của [[Thái Bình Thiên quốc]] là Ngô Côn chạy tràn sang miền Bắc Việt Nam. Đầu tiên, họ xin hàng, sau đem quân đi cướp phá các tỉnh. Quan quân đánh mãi không được mà còn mất nhiều binh tướng, buộc triều đình nhà Nguyễn phải nhờ quân [[nhà Thanh]] phối hợp để tiễu trừ. Đến khi Ngô Côn bị giết, các dư đảng là: Hoàng Sùng Anh (hiệu Cờ vàng), [[Lưu Vĩnh Phúc]] (hiệu Cờ đen), Bàn văn Nhị-Lương văn Lợi (hiệu Cờ trắng); vẫn thường quấy nhiễu ở mạn [[Tuyên Quang]], [[Thái Nguyên]], làm quan quân nhà Nguyễn hết sức vất vả.
Hàng 17 ⟶ 18:
 
Khi quân [[Pháp]] xâm chiếm [[Đại Nam]], Hoàng Kế Viêm đứng về phe chủ chiến. Năm [[1873]], Đại úy hải quân [[Pháp]] [[Francis Garnier]] đem quân theo [[sông Hồng]] lên chiếm [[thành Hà Nội]] và sửa soạn đánh các tỉnh khác ở [[đồng bằng sông Hồng]]. Hoàng Kế Viêm liền được cử làm Tiết chế Bắc Kỳ quân vụ (chức vụ quân sự cao cấp nhất tại Bắc Kỳ) để đôn đốc các nơi lo việc chống ngăn.
 
Ngày [[21 tháng 11]] [[âm lịch]] năm đó, ông và Lưu Vĩnh Phúc cùng tổ chức mai phục và đã giết chết được F.Garnier tại [[Ô Cầu Giấy]]<ref>Ngày F. Garnier chết ghi theo sách ''Hỏi đáp Lịch sử Việt Nam (tập 4), Nxb Trẻ, 2007, tr.160. Có sách ghi ngày 22 tháng 11 năm 1873.</ref>.