Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Nhacdangian (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Nhacdangian (thảo luận | đóng góp)
Dòng 10:
Tuy nhiên, Ban Liên quân này chỉ hoàn thành một ít nhiệm vụ vì hiến chương của ban không cho phép ban bắt buộc việc thi hành các quyết định của mình. Ban Liên quân cũng thiếu khả năng đưa ra ý kiến của chính mình và vì thế bị giới hạn trong phạm vi chỉ phát biểu về các vấn đề được Bộ trưởng Chiến tranh và Bộ trưởng Hải quân đưa ra mà thôi. Kết quả là Ban Liên quân có từ ít đến không có ảnh hưởng về cách mà Hoa Kỳ tiến hành chiến tranh trong [[Đệ nhất Thế chiến]].
 
Sau Đệ nhất Thế chiến, vào năm 1919 hai bộ trưởng đồng ý với nhau tái thành lập và làm tái sinh Ban Liên quân. Lần này, thành viên của Ban Liên quân sẽ bao gồm các tham mưu trưởng, phó Tham mưu trưởng, tổng cục trưởng chiến lược (''Chief of War Plans Division'' của Lục quân Hoa Kỳ và tổng cục trưởng chiến lược (''Director of Plans Division'') của Hải quân Hoa Kỳ. Dưới Ban Liên quân sẽ là một bộ tham mưu được gọi là Ủy ban Kế hoạch Liên quân (''Joint Planning Committee'') phục vụ ban. Cùng với việc có thêm những thành viên mới, Ban Liên quân có thể đưa ra sáng kiến đề nghị của chính mình. Tuy nhiên, Ban Liên quân vẫn không có quyền hợp pháp để bắt buộc việc thi hành các quyết định của ban.
 
Năm 1942, [[Tổng thống Hoa Kỳ]] [[Franklin D. Roosevelt]] và Thủ tướng Vương quốc Anh [[Winston Churchill]] thành lập Bộ tổng tham mưu Kết hợp (''Combined Chiefs of Staff'') sau [[cuộc tấn công Trân Châu Cảng|vụ tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng]] và Hoa Kỳ tham dự vào [[Đệ nhị Thế chiến]]. Bộ tổng tham mưu Kết hợp phục vụ với vai trò của một bộ phận quân sự tối cao cho sự phối hợp chiến lược giữa Hoa Kỳ và các nước trong [[Khối Thịnh vượng chung Anh]]. Trong khi Vương quốc Anh có Ủy ban Tham mưu trưởng (''Chiefs of Staff Committee'') thì Hoa Kỳ không có một cơ quan quân sự nào tương ứng để cung ứng cho Bộ tổng tham mưu Kết hợp từ phía Hoa Kỳ.