Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Ninh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n thêm tài liệu
Dòng 16:
Tin tưởng vào tài năng và nhân cách của các ông, nhiều người dân ở Trung Lễ đã tự nguyện theo ông và ủng hộ nhiều tiền của. Con cháu họ Lê cũng tham gia rất đông và nhiều người sau này đã trở thành những tướng lĩnh tài giỏi như Lê Diên, Lê Trực, Lê Võ, Lê Phác, Lê Hoạt, Lê Phất...Lúc đầu, cha ông thấy việc làm này sẽ gặp phải nhiều hiểm nguy nên can ngăn, nhưng sau thấy các con quá hăng say nên ông cũng đã dốc hết gia tài để cùng lo việc ''phò vua, cứu nước''.
 
Buổi đầu, Lê Ninh mộ trai tráng ở làng và ở [[Hưng Nguyên]] ([[Nghệ An]], quê vợ ông) lập đại đồn Trung Lễ, mở xưởng rèn đúc vũ khí, tích trữ lương thực và luyện tập đội ngũ để sẵn sàng chiến đấu.
===Đánh hạ thành Hà Tĩnh===
Dòng 25:
Với chiến thuật "nội công ngoại kích", nghĩa quân đã bất ngờ đột nhập và bắt sống được Bố chánh Lê Đại, giải phóng tù nhân (trong đó có [[Cao Thắng]], về sau trở thành tướng lĩnh trụ cột dưới cờ của Phan Đình Phùng), và thu toàn bộ khí giới, [[vàng]] [[bạc]], [[lương thực]] và một số [[voi]] cùng ngựa chiến.
 
Hạ xong thành Hà Tĩnh, Lê Ninh lên Sơn phòng Phú Gia giao nộp chiến lợi phẩm lên vua Hàm Nghi. Ông được nhà vua khen ngợi, phong làm Bang biện quân vụ, giao coi giữ đại đồn Trung Lễ. Đây là chiến công đầu tiên và cũng là chiến công vang dội nhất của ông.
 
Cuối năm 1885, lính Pháp hiệp với quân triều thân Pháp từ [[Nghệ An]] kéo đến tấn công đại đồn Trung Lễ và phóng hỏa đốt làng. Trước lực lượng đông đảo cùng với hỏa lực mạnh, Lê Ninh đã cho quân rút về vùng rừng núi ở giữa hai huyện [[Hương Sơn]] và [[Thanh Chương]], rồi hợp với lực lượng của Phan Đình Phùng.
Dòng 33:
===Mất===
Thấy lực lượng Cần Vương ngày càng lớn mạnh, gây nhiều thiệt hại cho mình, quân Pháp phối hợp với quân triều đóng ở [[Vinh]], bất ngờ tập kích đại đồn Trung Lễ ở cả hai mặt. Lê Ninh chỉ huy nghĩa quân chống trả quyết liệt cho đến khi không thể chống ngăn được nữa đành phải rút quân lên đóng ở vùng rừng núi Bạch Sơn- (huyện [[Hương Sơn]], Hà Tĩnh).
 
Ở nơi nhiều sơn lam chướng khí, Lê Ninh bị ốm nặng và qua đời ngày 15 tháng 12 năm 1887, khi mới 30 tuổi.
Sợ đối phương quật mồ, đồng đội đã bí mật chôn giấu thân xác ông ở một bãi dâu nơi quê vợ ông (làng Phúc Hậu, huyện Hưng Nguyên). Năm 1918, con cháu ông mới dời mộ về táng tại chính quán là làng Trung Lễ.
 
Sau, Con trai ông là Lê Nghệ cũng tham gia phong trào chống Pháp, bị họ bắt được và mất trong ngục năm 1916, lúc 33 tuổi.
 
==Thương tiếc==
Hàng 45 ⟶ 47:
:Nghĩa là:
:''Tuy rằng thành bại tự trời, tiếng xướng nghĩa trước tiên còn truyền Nghệ Tĩnh;
:''Than nhẽ anh hùng bạc mệnh, tiết phù vua cao cả bất tử với Hồng Lam.''<ref>Chép theo ''Tinh tuyển văn học Việt Nam'' (tập 6) do PGS. Hoàng Hữu Yên chủ biên. Nxb. KH-XH, 2004, tr. 839.</ref>
 
Năm 1905, chí sĩ Phan Bội Châu đã kể về ông trong [[Việt Nam vong quốc sử]] như sau:
Hàng 52 ⟶ 54:
Hiện Lê Ninh được thờ trang trọng tại ''Nhà thờ họ Lê'' (thường gọi là ''nhà thờ Lê Ninh'') ở quê hương ông.
 
==XemThơ thêmLê Ninh==
Sinh thời, Lê Ninh có làm thơ để tỏ chí. Trong ''Tinh tuyển văn học Việt Nam'' (tập 6) có chép một bài thơ của ông như sau:
*[[Phan Đình Phùng]]
{|valign="top"
|
:Phiên âm Hán-Việt:
:'''Tự vịnh'''
:Hồi ức tiền niên nhập Tĩnh thành,
:Bồi hồi ngũ dạ quí hư danh.
:Tâm phao vạn tuyến cương thường trọng,
:Thân lịch thiên trùng chướng vụ khinh.
:Đãi đán hữu hoài phù địa trục,
:Chẩm qua khả tất yết thiên kinh<ref>Đãi đán và chẩm qua do chữ: ''chẩm qua đãi đán'', có nghĩa gối giáo đợi sáng. Ở đây nhắc tích Lưu Côn đời [[nhà Tấn|Tấn]] đêm nằm gối lên [[giáo]], đợi mau sáng để đi đánh giặc cứu nước.</ref>
:Thủy chung hòa tự hoàn ngu Tống<ref>Vua tôi [[nhà Tống]] chủ trương giảng hòa với [[nhà Kim]], cuối cùng cũng bị mất nước.</ref>,
:Lam thủy Hồng sơn thệ tử sinh <ref>Chép theo ''Tinh tuyển văn học Việt Nam'' (tập 6), tr. 682.</ref>.
|
:Dịch nghĩa:
:'''Tự vịnh'''
:''Nhớ lại năm kia vào lấy tỉnh thành Hà Tĩnh,
:''Băn khoăn suốt năm canh, những thẹn mang cái hư danh.
:''Lòng dứt bỏ muôn mối, chỉ lấy cương thường làm trọng,
:''Thân từng trải nghìn trùng, vẫn xem lam chướng là khinh.
:''Như người ngồi đợi sáng ngày, để lo đỡ cái trục đất,
:''Như kẻ nằm ngủ nối giáo, chắc có thể nêu cao được đạo thường của trời.
:''Trước sau giữ một chữ hòa, rút cục lại, u mê chẳng khác gì vua tôi nhà Tống,
:''Thân thể này thề với sông lam núi Hồng quyết không hòa với bọn xâm lăng.''
|}
 
==Chú thích==
{{reflist}}
==Tài liệu tham khảo==
*[[Phan Bội Châu]], ''[[Việt Nam vong quốc sử]]''. Nxb. KH-XH, [[Hà Nội]], 1982.
*Nguyễn Q.Thắng-Nguyễn Bá Thế, ''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam''. Nxb. KH-XH, 1992.
*PGS. Hoàng Hữu Yên chủ biên, ''Tinh tuyển văn học Việt Nam'' (tập 6). Nxb. KH-XH, 2004.
*[http://nguoihatinh.net/diendan/showthread.php?t=17967 Nhà thờ họ Lê]
*[http://antgct.cand.com.vn/vi-VN/nhanvat/2008/1/52010.cand Lê Ninh: Người anh hùng xướng nghĩa Cần Vương]