Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đơn vị thiên văn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 158:
Ở thế kỷ 2, [[Ptolemy]] ước tính khoảng cách trung bình đến Mặt Trời bằng {{val|1210}} lần bán kính Trái Đất.<ref>{{citation |first=Bernard R. |last=Goldstein |title=The Arabic Version of Ptolemy's ''Planetary Hypotheses'' |journal=Trans. Am. Phil. Soc. |volume=57 |issue=4 |date=1967 |pages=9–12 |doi=10.2307/1006040 |jstor=1006040}}</ref><ref>{{Citation |last=van Helden |first=Albert |title=Measuring the Universe: Cosmic Dimensions from Aristarchus to Halley |place=Chicago |publisher=University of Chicago Press |date=1985 |pages=15–27 |isbn=0-226-84882-5}}</ref> Để xác định giá trị này, Ptolemy bắt đầu bằng cách đo thị sai của Mặt Trăng, ông tìm thấy thị sai Mặt Trăng theo đường chân trời bằng 1° 26′, một giá trị quá lớn. Sau đó ông dẫn ra khoảng cách lớn nhất đến Mặt Trăng bằng 64{{sfrac|1|6}} lần bán kính Trái Đất. Bởi vì các sai số loại bỏ nhau trong cách tính toán của ông về thị sai, lý thuyết của ông về quỹ đạo Mặt Trăng, và những yếu tố khác, kết quả ông thu được giá trị xấp xỉ.<ref name=vh1619>pp. 16–19, van Helden 1985</ref><ref>p. 251, ''Ptolemy's Almagest'',
translated and annotated by G. J. Toomer, London: Duckworth, 1984, {{ISBN|0-7156-1588-2}}</ref> Tiếp theo ông đo kích thước biểu kiến của Mặt Trời và Mặt Trăng và đi đến kết luận là đường kính biểu kiến của Mặt Trời bằng đường kính biểu kiến của Mặt Trăng khi Mặt Trăng ở vị trí xa Trái Đất nhất, và từ những tài liệu về [[nguyệt thực]] còn lưu lại, ông ước tính ra đường kính biểu kiến này, cũng như đường kính biểu kiến của nón bóng tối của Trái Đất quét qua Mặt Trăng trong thời gian xảy ra nguyệt thực. Dựa trên những dữ liệu này, khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời có thể tính bằng lượng giác và cho giá trị bằng {{val|1210}} lần bán kính Trái Đất. Kết quả này cho tỷ số khoảng cách đến Mặt Trời và Mặt Trăng xấp xỉ bằng 19, khớp với con số của Aristarchus. Mặc dù thủ tục tính của Ptolemy có thể thực hiện được về mặt lý thuyết, nó rất nhạy với một sự thay đổi nhỏ trong dữ liệu, do vậy chỉ một phép đo cho sai số vài phần trăm sẽ dẫn tới khoảng cách đến Mặt Trời có thể lớn vô hạn.<ref name=vh1619/>
 
Sau khi kiến thức về thiên văn học của người Hy Lạp cổ đại truyền đến thế giới Hồi giáo ở trung đông, các nhà thiên văn đã thay đổi mô hình của Ptolemy về [[vũ trụ]], nhưng đã không thay đổi nhiều về ước tính của ông cho khoảng cách Trái Đất - Mặt Trời. Ví dụ, trong cuốn sách viết về thiên văn học Ptolemy, al-Farghānī đưa ra khoảng cách trung bình bằng {{val|1170}} lần bán kính Trái Đất , trong khi ở cuốn ''zij'', al-Battānī sử dụng khoảng cách trung bình đến Mặt Trời bằng {{val|1108}} lần bán kính Trái Đất. Các nhà thiên văn học về sau, như al-Bīrūnī cũng sử dụng giá trị tương tự.<ref>pp. 29–33, van Helden 1985</ref> Sau này ở châu Âu, [[Nicolaus Copernicus|Copernicus]] và [[Tycho Brahe]] cũng đã sử dụng các con số tương tự ({{val|1142}} và {{val|1150}} lần bán kính Trái Đất), do vậy kết quả tính khoảng cách Trái Đất - Mặt Trời của Ptolemy tồn tại cho đến tận thế kỷ 16.<ref>pp. 41–53, van Helden 1985</ref>
 
[[Johannes Kepler]] là người đầu tiên nhận ra rằng ước lượng của Ptolemy cho giá trị quá thấp (mà theo như Kepler, ít nhất nhỏ hơn 3 lần) khi ông nêu trong cuốn ''Rudolphine Tables'' (1627). [[Những định luật của Kepler về chuyển động thiên thể|Những định luật của Kepler]] cho phép các nhà thiên văn tính được khoảng cách tương đối của các hành tinh đến Mặt Trời, và làm khơi lại mối quan tâm đến việc xác định giá trị chính xác khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời (mà có thể áp dụng cho các hành tinh khác). Với phát minh ra [[kính thiên văn]] cho phép đo lường chính xác hơn góc thị sai bé mà mặt người không nhận ra được. Nhà thiên văn Godefroy Wendelin đã lặp lại các phép đo của Aristarchus vào năm 1635, và ông nhận thấy giá trị của Ptolemy thấp hơn ít nhất 11 lần.
 
== Xem thêm ==