Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đặng Nguyên Cẩn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Đặng Nguyên Cẩn''' (1867 - 1923) là chí sĩ cận đại, hiệu Thai Sơn, Tam Thai, tên cũ là Đặng Thai Nhận. Quê làng Lương Điền, tổng Bích Triều, huyện [[Thanh Chương]], tỉnh [[Nghệ An]], con cụ Đặng Thai Giai (hay Thai Cảnh), từng tham gia phong trào [[Cần Vương]], bị giặc [[Pháp]] bắt giam rồi an trí đến chết. Ông và em là [[Đặng Thúc Hứa]] nặng nợ nước, thù nhà, tận tụy hy sinh vì đồng bào, dân tộc. Năm Mậu Tý 1888, ông đỗ cử nhân, năm Ất Mùi 1895, đỗ phó bảng lúc 28 tuổi. Sau đó làm quan tại [[Huế]], rồi làm Đốc học ở [[Nghệ An]], [[Bình Thuận]]. Nhưng ông nặng lòng yêu nước nên tham gia cổ động phong trào Đông du, Duy Tân thuộc nhóm “Minh Xã” tại [[Nghệ An]].
 
Ðầu tháng 8/1905, Đốc học Đặng Nguyên Cẩn và [[Ngô Đức Kế]]) (1878-1929) đã sắp xếp gặp [[Phan Bội Châu]] tại [[Hà Tĩnh]], sau khi [[Phan Bội Châu]] về nước, với ý định đón [[Cường Ðể]] xuất ngoại. Cụ Đặng nói với [[Phan Bội Châu]]: “Anh phải đi ngay, còn việc cần kíp trong nước là mở mang dân trí, bồi dưỡng nhân tài, thì tôi với ông Tập Xuyên (tức [[Ngô Đức Kế]]) đảm nhiệm … (Phan Bội Châu. Tự phê phán, Ban NC Văn Sử Địa, 1955, tr.57).
 
Năm 1907, Đốc học Ðặng Nguyên Cẩn cùng [[Ngô ÐứcĐức Kế]] và [[Lê Văn Huân]] mở "Triêu Dương thương quán" ở [[Vinh]] ([[Nghệ An]]), buôn bán hàng nội hoá và các sách tân thư của [[Đông Kinh Nghĩa Thục]] và nhằm tạo nguồn tài chính cho phong trào [[Đông du]], [[Duy tân]]. Nhưng mùa Thu 1907, người [[Pháp]] bắt đầu ra tay đàn áp, "Triêu Dương thương quán" buộc phải đóng cửa. Ông bị thuyên chuyển vào [[Bình Thuận]].
 
Năm 1908 hưởng ứng phong trào chống thuế ở [[Trung Kỳ]], ông bị Pháp bắt giải về [[Hà Tĩnh]] để xét xử, sau đó bị đày [[Côn Đảo]] suốt 13 năm. Dù ở [[Côn đảo]], Ông tiếp tục liên lạc thường xuyên với người em [[Đặng Thúc Hứa]] ở [[Thái Lan]] và [[Phan Châu Trinh]]. Đến năm 1921 ông mới được trả tự do một lượt với [[Huỳnh Thúc Kháng]], [[Ngô Đức Kế]]. Nhưng về nhà chỉ được vài năm thì ông mất (1923). Thơ văn của ông được [[Huỳnh Thúc Kháng]] ghi lại trong Thi tù tùng thoại.